sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích- ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào “Sáu Bảo Trang của Ấn Độ” – năm vị khác là Thánh Thiên (sa. āryadeva), Vô Trước (sa. asaṅga), Thế Thân (sa. vasubandhu), Trần-na (sa. diṅnāga, dignāga), Pháp Xứng (sa. dharmakīrti). Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế 肉髻, sa. uṣṇīṣa), một dấu hiệu của một Đại nhân (sa. mahāpuruṣa). Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ I–II. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ, là sơ tổ của phái Trung Quán hay Tam Luận và Tịnh Độ tông. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha).
niệm sinh diệt đều thuộc nhân duyên không có tự tại. Vì không có tự tại nên vô ngã không có chủ. Do vô thường, vô ngã, vô tướng cho nên tâm không có chấp trước. Vì vô tướng không có dính mắc cho nên vắng lặng Niết-bàn”.
Đại sư Ấn Thuận đã khen ngợi lời nhận xét của Bồ- tát Long Thọ:“Đây thật là danh ngôn cứu xét đến tim gan của Phật pháp”.
Quán xét thấy rõ tất cả các pháp hữu vi vô thường luôn luôn sinh diệt biến đổi trong từng ý niệm đều thuộc về nhân duyên vay mượn, nương dựa với nhau, không có cái nào tự tồn tại. Do không có tự tại thì không có thật chủ (Vô ngã). Vì Vô ngã cho nên không có tướng thật. Vì thấy không có tướng thật, nên không có nắm chặt và dính mắc. Do không có nắm chặt, dính mắc thì đạt tới chỗ vô tướng, cũng là chỗ vắng lặng của Niết-bàn. Cả ba pháp ấn đều có đầy đủ ở trong đó. Trong kinh Tạp A-hàm có ghi:“Cái nhìn Vô thường có thể kiến lập cái nhìn Vô ngã. Cái nhìn Vô ngã đưa mình đạt tới chỗ tịch tĩnh của Niết-bàn”.
Tất cả pháp tu của Phật dạy, từ Nguyên thủy cho đến Phát triển đều không ra khỏi ba pháp ấn. Cho nên ứng dụng được hơi thở thứ ba là thấy được sự thật.
Bây giờ từ ba hơi thở đó gom lại lần nữa chỉ còn một hơi thở duy nhất. Một hơi thở gì?
226 MỘT HƠI THỞ PHÁ VỠ VÔ MINH ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 227
Nếu tu theo pháp môn Tịnh độ thì ứng dụng: “Hít vào A Di, thở ra Đà Phật”, thấy rõ thân này chỉ vay mượn trong từng hơi thở và là duyên hợp tánh Không. Ngay chỗ đó không còn nắm chặt hay tham muốn thì tâm sẽ tự nhiên tịch tĩnh vắng lặng vào Niết-bàn.
Đối với những người tu theo những pháp môn khác thì chỉ cần quán sát: “Hít vào là mượn, thở ra là trả”. Thực hành rất đơn giản, chỉ một hơi thở mà trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi đều thấy được sự vay mượn tạm bợ, không có “cái tôi”, như thế dần dần sẽ phá vỡ vô minh.
Như vậy chỉ cần nhận biết là mình đang thở và thấy rõ sự vay mượn trong từng hơi thở là đi vào trong pháp tánh. Lúc nào cũng có thể thực hành, vì dừng thở là chết, nên luôn luôn nhớ sự công phu tu tập của mình. Chúng ta cứ huân tập như thế trong từng giây, từng phút thì lâu ngày sẽ có công lực lớn và càng đi tới chỗ thâm sâu. Tất cả yếu nghĩa, tinh hoa của Phật pháp đều nằm trong một hơi thở. Đó chính là con đường vào Niết-bàn.
Trong bài kinh Toán số Mục-kiền-liên có diễn tả sự hỏi đáp giữa đức Phật và vị thầy dạy toán có tên là Mục -kiền-liên như sau:
Thầy dạy toán Mục-kiền-liên hỏi Phật:
- Thưa Sa-môn Cồ Đàm! Đối với những đệ tử mà Ngài răn dạy, khiển trách như vậy, tất cả đều được trí huệ cứu cánh, nhất định được Niết-bàn chăng?
Đức Phật trả lời:
- Không nhất định như vậy. Có người đạt được, cũng có người không.
Ông thầy thắc mắc:
- Sao kỳ vậy? Đã có Niết-bàn, có con đường dẫn đến Niết-bàn và có Sa môn Cồ Đàm là vị Thầy chỉ dạy rất rõ như vậy mà tại sao lại có người không đạt được?
Đức Phật đáp rằng:
- Ta muốn hỏi lại ông. Ông hãy tùy sự hiểu biết của mình mà trả lời Ta. Ông có biết rõ thành Vương Xá ở đâu và am tường con đường đến đó chăng?
Ông thầy đáp:
- Dạ, con biết thành Vương Xá và biết rõ con đường đi đến đó.
Đức Phật hỏi tiếp:
- Bây giờ nếu có người muốn vào thành Vương Xá và người ấy hỏi ông con đường đi đến đó. Ông liền nói với người kia phải đi theo cách như thế...,nhưng người đó không đi đúng theo lời chỉ dẫn của ông. Vậy người đó có đến được chăng?
Ông thầy đáp:
- Dạ, nếu không đi đúng theo con đường mà con chỉ dẫn thì không thể đi đến nơi.
Chương IX