Từ sáu nhân duyên này trong kinh gom lại chỉ còn ba nhân duyên là: Hoặc-Nghiệp-Khổ. Do mê lầm nên tạo nghiệp và phải chịu khổ.
Từ ba nhân duyên đó gom lại chỉ còn một nhân duyên duy nhất đó là sự mê lầm của vô minh, nhìn thấy cái gì cũng thật, bền chắc và đẹp. Nói rõ hơn Vô minh là hiểu lầm về thân và tâm là có thật. Từ cái tưởng ban đầu này phát sinh ra những vấn đề rắc rối ở phía sau.
Để phá được Vô minh thì phải thấy được lý Duyên khởi. Trên thế gian này chỉ có ba pháp ấn, trong đó chánh pháp Trung đạo Duyên khởi mới có công năng phá vỡ được vô minh si ám. Lý duyên khởi rất sâu rộng và có thể nhìn từ nhiều phương diện: Duyên khởi vay mượn, duyên khởi kết hợp, duyên khởi nương dựa, duyên khởi không có chủ... trong đó thì duyên khởi vay mượn là dễ thấy nhất.
Vay mượn thì có vay mượn cơm, nước, không khí, ánh nắng v.v... và trong những vay mượn ấy thì vay mượn quan trọng nhất là không khí (hơi thở).
Một hơi thở phá vỡ vô minh.
Ứng dụng phương pháp “Hít vào A Di, thở ra Đà Phật” thấy rõ mạng sống này vay mượn trong từng hơi thở đó chính là dùng Trung đạo Duyên khởi Chánh Pháp để phá vỡ vô minh mê lầm.
Hơi thở có thể thấy trong từng giây, từng phút. Trong tất cả hành động và bất cứ lúc nào mình cũng phải thở hết, cho nên lúc nào cũng thấy được sự vay mượn tạm bợ của thân này. Quán xét như thế thì mỗi hơi thở phá vỡ một lớp vô minh, diệt trừ mê lầm, trí tuệ phát sinh và làm tăng trưởng công đức vô lậu. Nếu vô minh tiêu diệt thì hành nghiệp bị tiêu diệt và các chuỗi móc xích phía sau cũng tiêu diệt. Đó chính là con đường trở về Niết-bàn.
Một minh chứng hùng hồn vĩ đại khác là ở trong bài kinh Quán niệm hơi thở, đức Phật đã chỉ dạy về mười sáu pháp quán về hơi thở. Đây là bài kinh cực kỳ quan trọng trong việc thực hành vào thời bấy giờ.
Một hôm, đức Thế Tôn bảo với đại chúng rằng không muốn tiếp xúc với bất kỳ người nào trong vòng ba tháng, ngoại trừ người đem cơm. Trong ba tháng ấy, ngài tu pháp An-na-ban-na niệm để quán xét về hơi thở.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng thì từ mười sáu hơi thở ban đầu có thể rút gọn còn khoảng bảy hơi thở. Từ bảy hơi thở đó gom lại lần nữa chỉ còn ba hơi thở:
- Hơi thở thứ nhất là nhận biết hơi thở vào ra, khéo buộc ý niệm. Khi thở vào thì biết nó đang vào. Khi hơi thở ra thì biết nó đang ra. Thực hành như thế thì ý niệm của mình sẽ lắng dịu theo từng hơi thở và toàn thân của mình sẽ nhẹ nhàng, an lạc.
- Hơi thở thứ hai là nhận biết trạng thái nhẹ nhàng, yên định và giải thoát của tâm niệm. Sau quá trình luyện tập một thời gian thì tâm sẽ nhẹ nhàng, yên định giải thoát những trói buộc của tham, sân, si, phiền muộn. Lúc ấy, chúng ta nhận biết được trạng thái nhẹ nhàng gọi là khinh an.
- Hơi thở thứ ba là soi xét sự thật, buông bỏ không tham muốn, đạt tới chỗ vắng lặng. Soi xét sự thật tức là quán chiếu về vô thường, khổ đau hoặc quán chiếu về Duyên khởi Vô ngã của các pháp, tức là quán xét sự thật của thân và tâm để buông bỏ, không còn tham muốn và đạt tới chỗ vắng lặng của Niết-bàn tịch tĩnh. Đây là hơi thở quan trọng nhất.
Bồ-tát Long Thọ1 nói:“Pháp hữu vi vô thường, niệm