ĐỐI XỬ VỚI HUYNH ĐỆ ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 64 - 66)

Nếu nói như trên, không lẽ chúng ta cắt đứt mọi quan hệ bà con, quyến thuộc ở ngoài đời vào chùa để có bà con, quyến thuộc khác hay sao?“Tình đời có nhạt, tình đạo mới nồng” (Thế tình đạm hậu đạo tình thâm).

Xa lìa tình thân của thế gian để đón nhận tình đạo, cùng tiến tới chỗ ly dục giải thoát. Quyến thuộc thế gian là nơi ràng buộc, trói cột và khổ đau, không thể gọi là

“Linh Sơn cốt nhục, quyến thuộc Bồ-đề”. Nếu không khéo nhận thấy điều này thì sau khi cắt đứt tình nghĩa của ông bà, cha mẹ, quyến thuộc để vào chùa, rồi lại nhận ba nuôi, mẹ nuôi hoặc anh em kết nghĩa... Làm như thế là đã trái ngược với Phật pháp. Tình đạo chỉ là nương tựa dẫn dắt nhau trên bước đường cao thượng của giác ngộ giải thoát, chẳng phải là sự ái luyến buộc ràng lẫn nhau.

Khi xưa, cứ vài ngày đức Thế Tôn đi tuần một lần để xem xét việc tu học và sức khỏe của đại chúng. Một hôm, có một vị Tỳ-kheo mắc bệnh truyền nhiễm phải ở cách ly với đại chúng. Ông không cho bất cứ ai vào chăm sóc, vì sợ lây bệnh cho mọi người. Khi đức Thế Tôn đi coi sóc đại chúng, Ngài đến và đích thân làm vệ sinh, tắm giặt cho vị thầy ấy.

Nhìn thấy sự việc này, toàn thể Tăng chúng kéo đến xin làm thay cho Thế Tôn, nhưng Ngài không đồng ý. Khi xong việc rồi, Thế Tôn bảo rằng:“Trong tất cả phước điền, chăm sóc và lo lắng cho người bệnh là bậc

nhất. Các Thầy không có cha mẹ, anh em để quan tâm, mà chỉ có huynh đệ cùng tu thì phải tận tâm chăm sóc giúp đỡ nhau”.

Ngài A-na-luật tuy chứng được Thiên nhãn thông, nhưng bị mù mắt. Một hôm, Ngài định vá chiếc y bị rách, nhưng không thể nào xỏ kim. Ngài mới nói rằng:

- Có ai làm phước xỏ kim để vá y dùm tôi.

Thế Tôn từ xa đi tới, nghe được lời ấy, liền bảo: - Này A-na-luật! Ông đưa y để Ta vá giùm ông, Ta muốn cầu phước.

Khi ấy, ngài A-na-luật nghe biết tiếng của Thế Tôn, nên mới quỳ xuống thưa:

- Dạ không! Thế Tôn là bậc Lưỡng Túc Tôn, hai biển cả trí huệ vô biên vô tận trong ba đại A tăng kỳ kiếp, con đâu dám bảo Ngài làm phước. Con chỉ dám nhờ các huynh đệ giúp dùm con mà thôi.

Thế Tôn mới đáp:

- Này A-na-luật! Ông chớ nói như thế, Ta sở dĩ được gọi là Lưỡng Túc Tôn có đầy đủ hai biển phước đức và trí huệ vô tận là vì Ta luôn luôn bòn mót tiếc phước, không bỏ một phước nhỏ nào, cho nên ngày giờ này mới viên mãn tròn đầy. Cho đến hôm nay đã thành tựu công đức viên mãn, mà Ta vẫn còn bòn mót, cố gắng để không bỏ qua một chút phước nhỏ. Như thế

các ông phải cố gắng vui vẻ siêng năng nỗ lực tinh tấn để làm phước, đừng có chán nản với phước đức.

Trong kinh Pháp Cú nói rằng:

“Nay vui đời sau vui, Làm phước hai đời vui, Người đó được an vui

Thấy nghiệp tịnh mình làm”.

Chúng ta thường quên mất những cái gần gũi, mà chỉ lo tìm kiếm những cái xa vời. Nhiều khi đi hàng ngàn cây số để giúp đỡ cho người lạ, nhưng những người ở bên cạnh đang đau khổ thì chẳng chút bận tâm. Không phân biệt nhân - ngã, thân - sơ, cũng đừng tính toán thiệt hơn, gặp người khó khổ liền ra tay cứu giúp, như thế sau này sẽ cảm được quả báo chẳng thể nghĩ bàn. Thậm chí những người không thích mình, nhưng thấy họ khổ thì liền giúp đỡ. Hành động đó biểu lộ được đức từ nhẫn của mình. Đến lúc đó, ở bất cứ nơi đâu trong mười phương quốc độ, khắp cả Thái Dương hệ, đến chỗ nào cũng có người cung kính lo lắng cho mình. Thiền sư Huyền Giác nói:

Không vì báng bổ khởi ghét thương, Mới tỏ sức vô sanh từ nhẫn.

Bất nhơn sáng báng khởi oán thân Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực.

Một hôm, trong Tăng chúng có xảy ra sự bất hòa lớn, hai nhóm tranh cãi với nhau. Dù đức Phật can ngăn, nhưng mọi người đều không nghe lời. Ngài bỏ đi vào rừng sâu ở một mình. Sau đó, Ngài mới đi đến thăm các vị Tỳ-kheo đang ẩn tu ở sâu trong rừng xa vắng. Đức Phật hỏi các Thầy ấy rằng:

- Các Thầy có sống thanh tịnh hòa vui hay chăng? Các vị Tỳ-kheo mới bạch rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con sống rất an lạc, thanh tịnh hòa vui, bởi vì mỗi người của chúng con có một trách nhiệm, lo trọn vẹn công việc của mình, yên lặng không nói chuyện, chỉ lo chánh niệm tỉnh giác tu tập. Khoảng năm, bảy ngày thì tập trung lại một lần để đàm luận, chia sẻ với nhau những gì đạt được và những khó khăn trong lúc tu học. Xong rồi, ai nấy trở về tịnh thất của mình để chuyên tâm tu học cho nên cuộc sống rất an lạc, thanh tịnh, hòa vui. Trong đó có những vị đạt được Thánh quả. Sau khi trở về với đại chúng, Ngài đã tuyên dương các vị tu hành như thế và yêu cầu đại chúng phải noi theo gương sáng đó mà tu học.

Nếu có chuyện cần bàn hoặc muốn chia sẻ với nhau về đạo lý thì chúng ta nên cùng ngồi xuống để bàn luận. Nếu không có chuyện cần thiết, thì nên giữ gìn khẩu nghiệp thanh tịnh, chỉ “Hít vào A Di; thở ra Đà Phật”, nhiếp tâm tỉnh sáng trong từng hơi thở, như thế sẽ không xảy ra chuyện phiền não. Cũng không cần để

130 ĐỐI XỬ VỚI HUYNH ĐỆ ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 131

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)