Tấn, người ở Trường an, Thiểm tây, họ Trương. Nhân đọc kinh Duy ma mà khai ngộ, liền xuất gia, học thông cả 3 tạng nhưng đặc biệt giỏi các kinh Đại thừa phương đẳng, kiến thức sâu xa lại có tài biện luận nên chỉ mới 20 tuổi mà tiếng tăm đã lừng lẫy ở Quan trung. Sự ngộ giải của Sư càng sâu nên được khen là “Giải không đệ nhất”. Tiếc thay, năm Nghĩa hi thứ 10 (414), sư thị tịch, hưởng dương 31 tuổi. Sư có các tác phẩm: Tông bản nghĩa, Vật bất thiên, Bất chân không, Bát nhã vô tri, Niết bàn vô danh (tất cả luận trên được người đời sau thu vào một tập, đề chung là Triệu luận). Ngoài ra còn có: Chú duy ma cật kinh, bài tựa kinh Trường a hàm, bài tựa Bách luận…
Đại sư Thiên Thai Trí Khải, Tổ khai sáng của tông Pháp Hoa, có đệ tử nối pháp là ngài Quán Đảnh, luôn ở bên cạnh để ghi chép lại những điều mà Sư phụ chỉ dạy. Đến khi ngài Trí Khải1 thị tịch thì những lời ghi chép được tổng hợp làm thành bộ Thiên Thai Tạng.
Ngài Lô Sơn Huệ Viễn2 kề cận bên cạnh ngài Đạo An mà tỏ ngộ về pháp Bát-nhã Ba-la-mật, lên Lô Sơn mở ra Tịnh độ tông và được người sau tôn là Sơ tổ. Ngoài ra, các ngài Huyền Trang, Lục Tổ, Thanh Nguyên Hành Tư và nhiều vị khác nữa do ở gần gũi các bậc Cao Tăng mà về sau đều trở thành bậc lỗi lạc, xuất chúng. 1. Trí Khải Đại Sư (智顗大師), còn gọi là Trí Giả hay Thiên Thai Đại Sư. Tên thật của ông là Trần Đức An, sinh năm 538 và thị tịch năm 597 sau Tây Lịch. Quê ông ở Dĩnh Xuyên thuộc An Hội, làm tiểu năm 7 tuổi, và thọ cụ túc giới năm 20 tuổi. Thoạt tiên ông làm đệ tử ngài Huệ Tư, và được dạy riêng về pháp tu quán của Kinh Pháp Hoa. Đến năm 575, tức vào khoảng tuổi 38, ông cùng đệ tử đến núi Thiên Thai và sáng lập ra tông phái Thiên Thai nổi tiếng, giáo thuyết của tông phái nầy dựa trên Kinh Pháp Hoa. Trí Khải cư ngụ trên núi nầy suốt chín năm và thiết lập ở đây một đại Tăng viện gọi là Quốc Thanh Tự. Ông thường được tôn hiệu là Thiên Thai Đại Sư là tổ thứ nhất của tông nầy.