GIỚI HẠNH THANH TỊNH ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 36 - 37)

không chỉ có loài người phát tâm cung kính ngưỡng mộ, mà ngay đến các loài vật cũng cảm được sức từ trường thanh tịnh của luật nghi tỏa ra nên quy ngưỡng. Thậm chí ngay cả những loài quỷ thần và những phi nhân ở các cảnh giới khác cũng đều quy kính hướng về. Người nghiêm trì giới luật, có phạm hạnh thanh tịnh, mỗi một giới đã thọ đều có vị thần hộ giới che chở hộ trì.

Thuở xưa, vị Sơn Thần do ngưỡng mộ quý kính đức hạnh tu hành giới luật của Luật sư Đạo Tuyên1 nên đã

1. Đạo Tuyên (道宣律師 ) (596 - 667) là Cao tăng ở đời Đường, cũng được gọi là “Nam sơn luật sư”, người huyện Ngô hưng, tỉnh Chiết giang họ Tiền, tự Pháp biến, là Sơ tổ của Nam sơn luật tông. Năm 16 tuổi, sư xuất gia, lần lượt theo các ngài Tuệ quân ở chùa Nhật nghiêm, Trí thủ ở chùa Đại thiền định học luật. Sau, Sư cất chùa Bạch tuyền ở Phỏng chưởng cốc tại núi Chung nam, nghiên cứu, hoằng truyền luật Tứ phần. Sư từng đi các nơi để giảng dạy Luật học, sư cũng tham dự dịch trường của ngài Huyền trang. Sư từng ở các chùa Sùng nghĩa, Phong đức, Tịnh nghiệp. Năm Hiển khánh thứ 3 (658), sư vâng sắc chỉ nhận chức Thượng tọa của chùa Tây minh ở Trường an. Năm Long sóc thứ 2 (662), vua Cao tông ra lệnh cho tăng ni phải lễ bái vua chúa, nhờ sư và ngài Huyền trang dâng biểu hết sức can ngăn, lệnh ấy mới được bãi bỏ. Bình sinh, Sư nghiêm trì giới luật, tu tập Thiền quán, hết lòng tưởng lệ lớp hậu tiến, đức hạnh thuần hậu của sư khiến kẻ tăng người tục đều kính ngưỡng. Năm Càn phong thứ 2 (667) Sư tịch, thọ 72 tuổi, 52 tuổi hạ, thụy hiệu là Trừng chiếu. Những tác phẩm của Sư gồm có: “Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao” 12 quyển, “Yết ma sớ” 3 quyển, “Giới bản sớ” 6 quyển, “Thập tì ni nghĩa sao” 6 quyển, “Tỉ khưu ni nghĩa sao” 6 quyển, “Đại đường nội điển lục” 10 quyển, “Cổ kim Phật đạo luận hành” 4 quyển, “Quảng hoằng minh tập” 30 quyển, “Thích thị lược phổ”, “Thích ca phương chí”, “Tam bảo cảm thông lục”. [X. Tống cao tăng truyện Q.14; Phật tổ lịch đại thông tải Q.15; Đại đường nội điển lục Q.5].

phát tâm quy y với Ngài. Một hôm, trong khi đang đi Ngài bị vấp ngã, bỗng nhiên có một người bước đến bên cạnh đưa tay ra đỡ lấy thân của Ngài. Sau khi tìm hiểu kỹ thì Ngài mới biết vị đó không phải người thường, mà là Thiên thần Hộ pháp ngày đêm ở bên cạnh bảo vệ.

Hòa thượng Giám Chân là một vị Luật sư lớn của Phật giáo Trung Quốc, Ngài hành trì giới luật nghiêm mật và đã có công truyền pháp phục hưng nền tảng giới luật cho Phật giáo Nhật Bản chỉ trong vòng 10 năm. Ngài đã ghi lại dấu ấn trong trang sử Phật giáo vàng son hơn một ngàn năm ở đất nước Mặt Trời Mọc.

Sự giữ gìn giới luật ở bên trong tâm không ai có thể thấy. Trong từng tâm niệm của mình luôn cố gắng gìn giữ, điều phục và vươn lên. Những người luôn ở trong sự chánh niệm và có giới hạnh đạo nghi đầy đủ trọn vẹn thì phong thái thanh thoát, siêu phàm từ nơi thân tướng tỏa ra khiến người khác có thể cảm nhận. Từ trong giới tánh hay giới thể biểu lộ ra ngoài giới tướng và giới hạnh.

Giới thể: Ngày đầu tiên, khi chúng ta phát tâm giữ gìn giới đúng như pháp thì lúc đó phát sinh ra giới thể, gọi là “đắcvô tác giới thể”. Giới thể có công năng giúp giới tử giữ gìn mỗi khi có sự ảnh hưởng đến đời sống phạm hạnh thanh tịnh. Lúc sắp bị sai phạm thì chính nó sẽ nhắc nhở và cảnh tỉnh không được làm.

Giới hạnh: Khi chúng ta hành trì theo giới tướng gồm những điều lệ, giữ gìn oai nghi thì phát sinh ra giới hạnh.

Trong khi thọ giới, chúng ta thọ nhận bằng hết tất cả tấm lòng cung kính quý trọng, đội trên đầu Vô thượng Giới pháp của Phật gọi là “Đảnh đới”. Không giống như những tà giới hoặc những điều răn cấm sai lầm của những người mê muội thế gian, giới pháp này là do đức Phật tu hành khó nhọc trong suốt ba đại A-tăng-kỳ kiếp và trao truyền lại cho chúng ta. Người mới cạo bỏ râu tóc xuất gia và thọ nhận giới này liền hiện rõ Tăng tướng uy nghi, thanh thoát, khiến cho người khác vừa nhìn thấy liền phát tâm cung kính, ngưỡng mộ.

Không chỉ nhìn vào những bậc thầy Tổ hoặc chư vị Cao Đức có đạo hạnh mới thấy được sự trang nghiêm, siêu phàm nơi hành vi và cử chỉ, mà những huynh đệ đồng học có chú trọng về giới luật, oai nghi thì vẻ thoát tục cũng tự nhiên hiển lộ so với những người khác.

Trái lại, người không có oai nghi thì dù tu hành nhiều năm, nhưng hình tướng vẫn không có gì thay đổi so với lúc chưa xuất gia. Khi vừa mới cạo tóc, thọ giới và đắp y còn cẩn thận và nghiêm túc hoặc vừa học Oai nghi và Tỳ-ni thì còn nhớ giữ gìn, nhưng lâu ngày mọi việc trở nên bình thường, nhàm chán, do đó tâm trở nên buông lung giãi đãi. Tâm phàm phu vẫn là phàm phu, tướng thế tục còn nguyên thế tục.

Những bài kệ trong quyển Tỳ-ni là những bài thực tập về chánh niệm rất quan trọng đối với người tu. Mỗi việc làm đều có một bài kệ để nhắc nhở chúng ta luôn tỉnh thức trong oai nghi, cử chỉ và hành động của mình. Thực hành được oai nghi thì phẩm chất đạo đức và nhân cách của người tu được nâng cao.

Có một chú còn trẻ tuổi sau hai năm ở trên núi tu học, trở về thăm nhà. Vừa nhìn thấy uy nghi, phẩm hạnh của chú, mọi người trong gia đình cha mẹ, ông bà, cô bác... không còn dám kêu bằng thằng hoặc con mà thay vào đó là sự kính nể đối với một vị Thầy tu. Chú đã hoàn toàn thay da đổi thịt chỉ sau một thời gian ngắn thực hành chánh pháp và giữ gìn oai nghi giới luật.

Sự tu hành thường trải qua ba cấp độ:

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)