KÍNH TRỌNG THIỆN TRI THỨC

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 60 - 62)

Cụm từ “Thiện tri thức” ở đây có nghĩa rộng lớn bao gồm từ các bậc Tôn Đức, thầy Bổn sư, Giáo thọ sư cho đến những người xuất gia trước mình và những huynh đệ đồng tu. Thậm chí những người Phật tử có đạo hạnh lớn và công phu sâu dày, chúng ta đều cần phải cầu học. Nếu chúng ta chỉ học trong phạm vi nhỏ hẹp thì kết quả cũng là cạn hẹp. Ngược lại, nếu biết khéo học thì cả vũ trụ càn khôn đều là trường học. Ở trong tinh thần Hoa Nghiêm, do Thiện Tài đồng tử có tâm chí thành cầu Phật pháp và đã tham học với tất cả 53 vị đại Thiện tri thức từ đứa bé chơi nhà chòi cho đến Bồ tát Quán Tự Tại, Bồ- tát Di Lặc, Bồ-tát Phổ Hiền và Bồ-tát Văn Thù, cho nên nhanh chóng thành tựu viên mãn quả vị Vô thượng và đạt tới cứu cánh cùng cực viên minh vạn đức.

ở ngày nay đều từ nhân quả hành vi đã tạo lúc xưa biểu hiện. Thầy, bạn hay tất cả mọi sự việc mà chúng ta gặp phải cũng đều từ nhân quả nghiệp báo trong quá khứ tạo thành. Vì trí tuệ yếu kém, cho nên chúng ta chỉ nhận thấy được vẻ thô phù bên ngoài của kết quả ở trong hiện tại mà không thấy sâu tột nguyên nhân ở quá khứ.

Trong kinh tạng Pali có nói:“Này các Tỳ-kheo! Như Lai nói tác ý tức là nghiệp”. Sâu xa hơn nữa là nhân quả ở trong từng tâm niệm, gọi là niệm niệm nhân quả. Khi hai người gặp nhau, mà trong tâm của người này khởi lên ý niệm chán ghét người kia thì tự nhiên đối phương cũng bắt được làn sóng tâm niệm đó và khởi ý không ưa ngược trở lại. Đó chính là nhân quả trong tâm niệm vô hình, không cần phải biểu hiện ra bên ngoài. Khi có một ý niệm sinh khởi lên là đã tạo thành nghiệp, vì vậy cần cẩn thận, dè dặt lúc khởi tâm động niệm.

Đồng tử Đức Sanh và Đồng nữ Hữu Đức nói với Đồng tử Thiện Tài về tất cả các lợi ích, công dụng, mục đích, giá trị, ân đức vô biên của bậc Thiện tri thức:“Này Thiện nam tử! Cầu Thiện tri thức chẳng nên nhàm mỏi; thỉnh hỏi Thiện tri thức chớ sợ khổ nhọc; gần gũi Thiện tri thức chớ có thối chuyển; cúng dường Thiện tri thức chớ có thôi nghỉ; nhận lãnh lời dạy của Thiện tri thức chớ có lầm lộn; học hạnh Thiện tri thức chớ có nghi hoặc; nghe Thiện tri thức diễn nói môn xuất ly chẳng nên do dự; thấy Thiện tri thức tùy phiền não hành chớ có hiềm lạ; ở chỗ Thiện tri thức phải sinh lòng tôn kính, tin sâu chẳng nên biến đổi.

Vì Thiện tri thức có thể trừ các điều chướng ngại, có thể diệt các tội, dứt các nạn, có thể ngăn các ác, có thể phá đêm dài tăm tối vô minh, có thể làm sụp đổ lao ngục kiên cố kiến chấp, có thể thoát khỏi thành sinh tử, có thể bỏ được nhà thế tục, có thể cắt được lưới ma, có thể nhổ mũi tên khổ, có thể lìa chỗ hiểm nạn vô trí, có thể xa khỏi đồng hoang rộng lớn của tà kiến, có thể qua khỏi dòng hữu lậu, có thể lìa những tà đạo, có thể chỉ đường Bồ-đề, có thể dạy pháp Bồ-tát, có thể khiến an trụ hạnh Bồ-tát, có thể khiến xu hướng Nhất thiết trí, có thể tịnh mắt trí huệ, có thể lớn tâm Bồ-đề, có thể sinh đại bi, có thể diễn Diệu hạnh, có thể nói Ba-la-mật. Phải phát tâm như ghe thuyền vì qua lại chẳng mỏi; phải phát tâm như cầu đò vì tế độ không biết nhọc; phải phát tâm như hiếu tử vì thừa thuận nhan sắc.

Tại sao vậy? Vì có tâm như vậy để gần gũi Thiện tri thức, thời chí nguyện trọn được thanh tịnh. Lại này, thiện nam tử! Thiện tri thức làm lớn các căn lành như núi tuyết sinh ra dược thảo. Thiện tri thức là pháp khí của Phật như đại hải nhận thọ các dòng; thiện tri thức là chỗ công đức như biển cả sinh ra các loại châu báu; Thiện tri thức thanh tịnh tâm Bồ-đề như lửa hừng hực luyện chân kim; Thiện tri thức vượt hơn pháp thế gian như núi Tu-di vọt lên đại hải; Thiện tri thức chẳng nhiễm thế pháp, như hoa sen chẳng dính nước; Thiện tri thức chẳng thọ các điều ác như biển cả chẳng chứa tử thi; Thiện tri thức tăng trưởng pháp lành như trăng tròn sáng tỏ viên mãn; Thiện tri thức soi sáng pháp giới như mặt trời chiếu khắp thế gian; Thiện tri thức làm lớn thân Bồ-tát như cha mẹ nuôi nấng con cái. Tại sao vậy? Vì có tâm như vậy để gần gũi Thiện tri thức thời chí nguyện trọn được thanh tịnh”.

Tư tưởng trong kinh Hoa Nghiêm giúp cho người học có được một sự thấy biết viên mãn. Cái thấy biết của Hoa Nghiêm là thấy biết tròn sáng của hàng Bồ-tát. Muốn có được cái thấy biết như thế thì chúng ta phải học hỏi ở nơi Thiện tri thức, là chỗ phát sinh, là người truyền trao, dạy dỗ cho mình. Không được nhàm mỏi, và đừng sợ khổ nhọc trong sự thưa thỉnh với bậc Thiện tri thức. Luôn gần gũi cúng dường thiện tri thức chớ có thối chuyển và khi nghe học đừng để lầm lẫn. Đừng bao giờ

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)