KÍNH TRỌNG BẬC BỔN SƯ

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 52 - 55)

KÍNH TRỌNG BẬC BỔN SƯ

“Cây có cội, nước có nguồn”.

Sở dĩ, hôm nay chúng ta biết Phật pháp và may mắn rời khỏi nhà phiền não thế tục, tiến trên con đường giác ngộ giải thoát đều là nhờ Thầy rủ lòng xót thương tiếp độ. Do vậy, chúng ta phải hết lòng kính mến, chăm học, làm tròn bổn phận. Đó là điều quan trọng và cũng là nền tảng căn bản của người xuất gia. Là đệ tử, khi có cơ hội được gần gũi, thì hết lòng chăm sóc sức khỏe cho Thầy. Khi xa Thầy, chúng ta cũng hằng tưởng nhớ và nỗ lực tu học.

Bổn sư nghĩa là vị thầy cội gốc của mình. Nhờ thầy mà chúng ta được vào cửa Phật, xa lìa căn nhà thế tục và tiến lên con đường giác ngộ giải thoát. Nương vào

tâm từ bi tiếp độ của thầy mà từ con người phàm phu, thế tục trở thành con người “Xuất trần Thượng sĩ”.

Cha mẹ sinh ra tấm thân bằng xương thịt này (nhục thân); còn Thầy Bổn sư sinh ra thân chánh pháp (pháp thân). Cho nên sự biết ơn, nhớ ơn, đền ơn, cung kính tôn trọng và giữ tròn bổn phận của người đệ tử đối với Thầy là một việc cực kỳ quan trọng, không thể thiếu.

Cần phải biết rằng Thầy là bậc có trí tuệ thâm sâu và có đạo đức rộng lớn. Cái thấy biết của thầy vượt xa hơn mình rất nhiều. Trong khi cái thấy biết của mình rất cạn cợt chỉ ở trước mắt, không có cái nhìn xa trông rộng. Sự thấy biết của những bậc tu hành thâm sâu có thể vượt hơn mình rất xa hàng trăm ngàn năm, gọi là “tầm nhìn vượt thế kỷ”. Hoặc những người đã thâm nhập sâu trong pháp tánh thì cái thấy biết siêu việt, vượt ra hình sắc, nghe ngoài âm thanh và không còn bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Cho nên, chúng ta phải một lòng cung kính, tôn trọng và lắng nghe sự chỉ dạy các bậc Trưởng thượng.

Lúc mới phát tâm tinh tấn, siêng năng tu hành thì còn nhớ giữ gìn lễ phép và có sự tôn trọng quý kính, nhưng sau một thời gian thì cảm thấy bình thường và có những hành động hay cãi thầy hoặc không vừa lòng hoặc phiền trách. Dễ quên bổn phận của mình và không biết trân quý những giây phút ban đầu học đạo, vậy là đã làm mất đạo nghĩa căn bản của một người xuất gia.

Hơn nữa, chúng ta bỏ hết tất cả để theo thầy học Đạo, nhưng nay sao lại không muốn nghe lời Thầy dạy? Nhiều khi chúng ta quá tự tin vào cái thấy biết của mình là đúng, cho nên có ý muốn vượt hơn Thầy, nhưng không biết là đang đi vào con đường sai lầm. Trong việc tu đạo, tôn kính, quý trọng người trên là điều rất thiết yếu.

Không phải bất cứ người xuất gia nào cũng đều có được môi trường tốt để hành trì. Có người sau khi xuất gia chỉ được ở bên cạnh thầy một thời gian ngắn đã phải lưu lạc, một mình đi khắp mọi nơi để tìm học và không có người chỉ dẫn, đẽo gọt, giúp mình mau chóng thành tựu Đạo nghiệp. Được Thầy đẽo gọt, dạy dỗ, răn nhắc và bạn tốt chỉ bày những chỗ sai lầm là một điều vô cùng quý báu, mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Thời đại bây giờ rất ít quan tâm đến ý nghĩa của sự tôn Sư trọng đạo, cho nên sau khi cạo tóc vào chùa, thì muốn làm gì tùy ý. Vì vậy, không thể thành tựu về mặt học tập giáo nghĩa, huống nữa là giác ngộ giải thoát.

Các tòng lâm tự viện đều là chỗ thi tuyển làm Phật (Tuyển Phật trường), là nơi những bậc mô phạm, những người chí lớn được nắn đúc ra Phật, rèn luyện ra Tổ. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, thì về sau không biết đến bao giờ mới tìm lại được; cho nên cần phải trân trọng cơ hội hiếm có này. Đó là nhân duyên thù thắng trong trăm ngàn muôn kiếp tu tập, không phải người nào cũng được. Khi có cơ hội gần gũi, thì phải hết lòng chăm sóc sức khỏe cho Thầy. Cần phải cung kính cố gắng

hết sức làm tròn bổn phận, mà không cần phải để ý đến chuyện của người khác.

Ngày xưa, có một người đệ tử xuất gia và được ở gần bên cạnh hầu hạ sư phụ được khoảng bảy năm. Tuy nhiên, trong lòng của anh ta luôn có ý muốn đi chỗ khác để tìm thầy học hỏi.

Một hôm, anh ta lấy hết can đảm trình bày với Sư phụ:

- Thưa Thầy! Con muốn đi đến Ngũ Đài Sơn để tham kiến Bồ-tát Văn Thù.

Sư phụ biết được tâm ý của anh ta, nên đã đồng ý và căn dặn rằng:

- Vậy con hãy tranh thủ đi nhanh rồi về.

Anh ta mừng rỡ, liền quẩy đồ đạc lên đường. Khi đến Ngũ Đài Sơn, anh ta đảnh lễ một vị Cao Tăng và hỏi thăm:

- Bạch Hòa thượng! Ở trên núi này có Bồ-tát Văn Thù hiện thân không?

Vị Cao Tăng trả lời:

- Không, hiện giờ Bồ-tát Văn Thù đã đi về chùa... Anh hãy lập tức quay về kẻo không kịp.

Nghe đến đây, anh ta giật mình vì đó chính là ngôi chùa, nơi Sư phụ của anh ta đang ở. Anh ta hối hả quay về chùa. Khi về tới cửa thì nhìn thấy huynh đệ đang tổ

106 KÍNH TRỌNG BẬC BỔN SƯ ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 107

chức đám tang cho Sư phụ. Khi ấy, anh ta khóc lóc hối hận, nhưng tất cả đều đã quá muộn.

Bồ-tát Văn Thù không có trên Ngũ Đài Sơn mà không khéo những người kề cận bên mình là Bồ-tát tái lai hay La-hán thừa nguyện trở lại. Nếu không biết cách học thì sẽ không thể thấy được Cổ Phật, Bồ-tát hay Cao Tăng, Thánh hiền đều đang sống ở gần xung quanh. Vì vậy mà không nên xem thường, mà phải luôn có tâm cung kính, tôn trọng hết thảy mọi người, huống chi là bậc Bổn sư của mình. Cho nên nói: “Khi xa Thầy cũng phải thường nhớ tưởng và tinh tấn tu học, có như thế mới mong đền đáp được ơn đức cao dày rộng lớn của Thầy”.

Đệ tử tìm Thầy dễ; Thầy tìm đệ tử khó.

Đệ tử tầm sư dị; sư tầm đệ tử nan.

Vào thời bây giờ, mọi người đều cho rằng việc xây cất một ngôi chùa là quan trọng, nhưng thời xưa một bậc thầy đạo hạnh thâm sâu xem việc tìm được người học trò nối pháp còn quan trọng hơn gấp trăm ngàn lần so với việc kia.

Ngài Hoa Đình Thiền Tử sau khi đã đắc đạo, cải trang thành một người chèo đò ở một vùng quê nọ suốt mấy chục năm để tìm đệ tử nối pháp. Khi đã tìm được người thừa kế, Ngài liền lật úp thuyền thị tịch.

Người xưa khi đã được tự tại trong sinh tử thì luôn nán lại để chờ người có đủ khả năng gánh vác đại pháp.

Sau khi đã hoàn tất trách nhiệm trao pháp cho người sau rồi mới thanh thản ra đi.

Trong nhà Thiền thường nói:“Loài có sừng tuy nhiều, nhưng chỉ một con kỳ lân là đủ”. Kỳ lân là loài thú quý hiếm được dùng biểu trưng cho người có khả năng gánh vác đại pháp. Đệ tử tuy nhiều nhưng tìm được người có khả năng tiếp nhận và giữ gìn chánh pháp Vô thượng cam lồ giải thoát của đức Phật mới thật sự là việc quan trọng.

Ngày xưa, một vị thầy chỉ thâu nhận hai hoặc ba người đệ tử, nhưng khi đã là thầy trò với nhau thì tình nghĩa đằm thắm còn hơn cha với con. Trách nhiệm nặng nề của vị thầy là phải luôn theo dõi để hướng dẫn, đẽo gọt, mài giũa xây dựng một người đệ tử suốt mấy mươi năm cho đến khi thành tựu đạo hạnh và có thể đi ra hoằng pháp lợi sinh. Những vị được phước duyên sớm hôm kề cận bậc Cao Đức suốt hai, ba chục năm, sau này đều thành những bậc Cao Tăng làm chấn hưng Phật giáo hoặc là những người có khả năng phát dương quang đại đạo lý giải thoát.

Khi xưa, ngài A-nan không chứng quả vào Niết-bàn để được kề cận bên Phật, ghi nhớ hết tất cả lời dạy của Phật để sau này kết tập thành ba tạng Thánh điển có giá trị suốt mấy ngàn năm.

Cả một đời của ngài Cưu-ma-la-thập1 phiên dịch rất nhiều kinh điển. Luôn kề cận bên cạnh là ngài Tăng Triệu. Người đệ tử này được Ngài khen là Tần nhân giải Không đệ nhất, tức là người nhà Tần hiểu về tánh Không bậc nhất. Về sau, ngài Tăng Triệu2 đã viết bộ Triệu Luận gây chấn động Phật giáo đương thời, chỉ tiếc là Ngài viên tịch quá sớm ở lứa tuổi 32. Trí tuệ siêu việt của Ngài được Đạo sư Ấn Thuận khen ngợi là bậc xuất sắc về Trung Quán Học.

1. Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什) (344 – 413), có thuyết nói 350 - 409) Phạm: Kumàrajìva. Còn gọi là. Dịch ý là Đồng thọ, người nước Cưu tư (Sớ lặc

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 52 - 55)