bên ngoài thì người tu luôn đơn giản trong ăn, mặc, ở và những tiện nghi khác trong sinh hoạt hằng ngày.
Người xưa chỉ ăn ngày một bữa, mặc áo chắp vá và ngủ dưới gốc cây hoặc trên tảng đá và để dành nhiều thời gian quý báu cho công phu tu hành. Có vị chỉ mặc một chiếc áo suốt mấy chục năm hoặc như Thiền sư Cao Phong Diệu mang một đôi giầy cỏ bình thường đến ba mươi năm.
Ngày nay, y áo của người tu chỉ có ba màu đơn giản thanh thoát là lam, nâu và vàng, được gọi là Giải thoát phục. Dáng vẻ đạm bạc của hình thức bên ngoài giúp ích rất nhiều cho việc tu hành. Nếu chúng ta không thấy được bản chất đích thực của việc ăn mặc thì giá trị quý báu trong đời sống của một người xuất gia sẽ không còn nữa.
Lành thay áo giải thoát Là ruộng phước vô thượng Nay đầu con đội nhận Đời đời không rời bỏ.
Thiện tai giải thoát phục Vô thượng phước điền y Ngã kim đảnh đới thọ Thế thế bất xả ly.
Một khi chúng ta đã khoác lên mình chiếc áo giải thoát đó thì từng hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình
cũng phải giải thoát. Chiếc áo đó là mẫu mực giải thoát của Phật tổ và cũng là ruộng phước cho tất cả chúng sinh gieo trồng. Suốt đời cần giữ gìn cẩn thận và luôn sống xứng đáng với điều đó.
Ôm Bát Đi Khất Thực
Các nước Phật giáo Nam truyền hiện giờ vẫn còn giữ đúng truyền thống ôm bát đi khất thực vào mỗi buổi sáng sớm. Sư sãi xếp hàng dài, ôm bát đi vào trong làng để khất thực. Những người Phật tử tín tâm, chí thành chuẩn bị sẵn thức ăn đứng chờ bên đường để được cúng dường cho quý Sư.
Xưa kia, đức Phật xuất thân từ địa vị tối thượng của nhân gian, là tầng lớp cao quý nhất của xã hội, nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả, sống ẩn dật trong rừng sâu núi vắng và ôm bát đi khất thực từng nhà. Thậm chí có khi, Ngài không có gì để ăn, đành phải uống nước lã qua ngày. Đây là pháp mà chư Phật ba đời thực hành để dẹp tan
“cáitôi”và gieo duyênvới tấtcảchúng sinh.
Trên thì xin giáo pháp của chư Phật để tu hành; dưới thì xin thực phẩm của đàn-na để bảo tồn thân mạng. Chúng ta thực hành như thế là vì muốn dẹp tan “cái tôi” to lớn trong tâm của mình. Chúng ta phải thấy được căn nguyên và ý nghĩa lớn lao của việc làm đó mà nỗ lực tu hành nhiều hơn nữa và để sử dụng của tín thí đúng với tinh thần Phật dạy.
Cơm ngày ba bữa, hằng nhớ công khó khổ của kẻ nông phu. Thân mặc ba y, hằng nhớ nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt. Thuốc thang, giường chõng đều do sự nhín ăn bớt mặc của Đàn-na. Học đạo, tiến tu là nhờ lòng từ dạy răn của thầy Tổ.
Nguyện cho thí chủ ruộng phước thêm nhiều, đạo tâm thêm lớn. Cùng chúng sinh khắp trong pháp giới, kẻ mất người còn đều thành Phật đạo.
Mỗi khi ngồi vào bàn thọ trai, chúng ta thường phải nhớ nghĩ đến công khó nhọc của người nông phu vất vả ngoài đồng để có được những chén cơm dẻo thơm cho mình ăn. Ca dao Việt Nam có câu:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thấm thoát như mưa ruộng cày Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Đồng thời cũng phải nhớ đến ba điều nguyện (Tam đề):
Nguyện dứt các điều ác Nguyện tu các việc lành Nguyện độ tất cả chúng sinh. Và năm điều quán xét (Ngũ quán):
- Nghĩ nhớ công lao vất vả người tín thí mang đến. - Tự xét công đức tu hành của mình có xứng đáng để nhận cúng dường.
- Phòng ngừa tâm tham và sân trong khi ăn.
- Thọ dụng thức ăn như uống thuốc trị bệnh héo gầy. - Vì thành tựu Đạo nghiệp mới nhận thức ăn.
Ngày nay, việc đi khất thực không còn được phổ biến như trước. Vì đa phần là ngồi yên một chỗ để nhận cúng dường, cho nên trong khi ăn uống chúng ta cần phải hết sức chánh niệm để không bị vọng niệm xen tạp. Nếu mống khởi ý niệm tự xem mình là tài giỏi hoặc xứng đáng cúng dường thì tội lỗi liền sinh. Tội lớn nhất trong các tội là chấp ngã vô minh. Càng được cung kính quý trọng, chúng ta càng cần phải nhiếp tâm thanh tịnh, cẩn thận giữ gìn.
Ngày xưa, ngài Triệu Châu luôn ở trong công phu miên mật suốt ba mươi năm, trừ hai thời cơm trưa và cháo sáng là có niệm khác. Tuy công phu tu hành xứng tầm bậc Tổ, nhưng Ngài vẫn luôn nhớ Tam đề và Ngũ quán vào trước mỗi giờ thọ trai.
Thông thường trước cửa của những Trai đường ở các chùa Trung Quốc đều có viết ba chữ: “Ngũ quán đường” để nhắc nhở mọi người mỗi khi bước vào Trai đường phải luôn nhớ năm Pháp quán. Trong quyển Bá trượng thanh quy có viết:
Pháp nhãn viên minh,
Nhật phí đẩu kim phi phận ngoại Thâu tâm bất tử,
146 BỐN ĐIỀU KIỆN NỀN TẢNG ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 147
Nếu như mình thấu triệt được chân lý và sống đúng với phẩm hạnh của một người xuất gia thì một ngày tiêu xài vạn lượng vàng ròng cũng xứng đáng. Còn như tu hành không chân chánh, thì một giọt nước cũng khó tiêu hóa. Phải xét lại xem “con mắt pháp” của mình đã sáng chưa? Nếu vọng tâm chưa chết thì phải quý tiếc từng giọt nước hạt cơm, không được phung phí của đàn na tín thí. Nếu tu hành không chân chánh thì phải mang lông đội sừng đền trả nợ trước.
Ở Dưới Gốc Cây Hoặc Tảng Đá
Khi xưa, mỗi khi nói xong một thời pháp, đức Phật thường khuyên bảo các thầy Tỳ-kheo đây là gốc cây, kia là những tảng đá, nọ là những căn nhà trống ở bên bờ suối, dưới lùm rừng, các Thầy hãy ở yên một mình tĩnh lặng quán xét tư duy mà tu tập, tinh tấn nỗ lực để hành trì. Đó là lời dặn dò, nhắn nhủ của Ta. Giống như bổn phận của người thầy, Ta đã đem hết tất cả để trao truyền cho các đệ tử. Các vị hãy tự nỗ lực lên mà hành trì, đừng để ăn năn, hối hận về sau!
Cuộc sống của người xuất gia vào thời xưa rất đơn giản, chỉ là non xanh, nước biếc, gốc cây, tảng đá, không quan trọng về tiện nghi vật chất. Quý trọng thân của mình quá nhiều thì tâm không thể nào thấy đạo, “có nhẹ vật chất mới nặng tinh thần”.
Trong kinh Di Giáo, đức Phật gọi đó là “đạo Tịch tịnh Vô vi an lạc”, tức là tâm vắng lặng không còn chạy
theo ngũ dục lục trần. Dám buông bỏ tiền của và tiện nghi mới có thể nắm được Đại đạo Vô tướng tịch tịnh chân thường. Nếu không có những giờ phút tĩnh lặng để nhìn lại tâm của mình thì dù tu hành thật nhiều cũng không thể nào đạt đến tới chỗ đó.
Việc tu hành đến chỗ rốt ráo rất cần có hoàn cảnh yên tịnh thanh vắng. Điều đó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tiến đạo của mình. Khi học thì phải ở trường lớp, làm Phật sự thì phải ở với đại chúng đông người, nhưng muốn tu cho tới chỗ tận cùng, thì phải sống ở nơi A-lan- nhã, chốn tịch tĩnh xa vắng của núi rừng.
Từ đức Phật cho tới các vị A-la-hán, chư vị Bồ-tát, các bậc Tổ sư, Thánh Tăng, Đại đức đạt đạo xưa nay sở dĩ thành tựu được Đạo quả là đều nhờ sống nơi núi sâu rừng thẳm, chẳng phải ở chốn đô thị ồn ào. Đây là truyền thống của Phật Tổ từ xưa cho đến nay không thể thay đổi.
Thế nhưng, trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay, muốn tìm một chỗ yên tĩnh ở dưới gốc cây hoặc bên tảng đá chẳng phải là việc dễ dàng. Hơn nữa, nếu tâm không lặng thì dù có ở chỗ yên vắng, nó cũng vẫn ồn ào như thường. Việc quan trọng là làm sao ở ngay chỗ náo động mà tâm vẫn tỉnh lặng sáng suốt mới là công phu thật sự.
Lúc công phu chỉ nhớ duy nhất một việc là đang công phu, buông hết tất cả mọi cảnh trần, đó là người