MỘT HƠI THỞ PHÁ VỠ VÔ MINH

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 110 - 112)

PHÁ VỠ VÔ MINH

Một vấn đề hết sức trọng yếu cần phải nắm vững để ứng dụng tu tập của người xuất gia đó là chỗ chứng ngộ lý Duyên khởi của đức Phật từ Mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên có chiều thuận và chiều nghịch. Chiều thuận gọi là “Lưu chuyển Duyên khởi”; chiều nghịch là “Hoàn diệt Duyên khởi”. Nói tiếng Việt cho dễ hiểu là “Sự thật trôi đi”“Sự thật trở về”. Như vậy đức Phật giác ngộ dưới cội Bồ-đề là giác ngộ sự thật của sự thuận theo dòng sinh tử để trôi lăn trong biển khổ và từ sự thật đó mà quay trở về bến bờ giác ngộ.

Sự thật trôi đi - Lưu chuyển duyên khởi

Từ chỗ không thấy được sự thật mới tạo ra Hành Tóm lại, sự tu hành đều nằm tuần tự trong năm

bước:

1. Làm trong sạch ba nghiệp 2. Soi xét thân và tâm

3. Giữ gìn sáu căn 4. Chánh niệm tỉnh thức

5. Sống nơi xa vắng, dẹp trừ chướng ngại, dứt hết phiền não, thành tựu rốt ráo.

Vì đây là đường lối tu hành đến chỗ giác ngộ, chúng ta cần phải học thuộc nhuần nhuyễn để có thể ứng dụng vào trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

nghiệp. Hành nghiệp dẫn thần Thức đi thọ sinh và hình thành bào thai gồm có Danh và Sắc (danh là tâm, sắc là thân). Bào thai dần có đầy đủ sáu căn gọi là Lục nhập.

Khi được 3, 4 tuổi đứa trẻ bắt đầu thích sờ mó cái này cái kia, đây là giai đoạn của Xúc. Lúc này, đứa trẻ vẫn vô tư hồn nhiên với lời la mắng vì lúc này cảm thọ chưa có hiển rõ. Đến lúc 11, 12 tuổi, khi bị la rầy thì đứa trẻ buồn và khi nghe khen thì vui thích, giai đoạn này gọi là Thọ. Khi được 16, 17 tuổi bắt đầu phát sinh ra Ái (yêu thích), là chỗ quan trọng nhất dẫn dắt đi trong vòng sinh tử. Tới lúc 19, 20 tuổi là bắt đầu nắm chặt, giữ chắc những gì mình yêu thích, có khi dẫn đến tranh đấu tạo nghiệp. Thậm”; chí thà bỏ thân mạng chớ không chịu mất mát, chia lìa đó là giai đoạn của Thủ. Từ chỗ nắm chặt đó mới bắt đầu tạo ra thành nghiệp mới cho nên có Hữu. Đã có nghiệp thì nó sẽ tiếp tục dẫn đi trong luân hồi, cho nên mới có Sinh tiếp theo sau. Vì có sinh ra nên có Già, Bệnh, Chết và trong khoảng giữa đó là sầu bi khổ não.

Vô minh cũng như hành nghiệp là nhân của quá khứ, còn cái Thức là chuyển qua đời thứ hai cho tới Ái, Thủ, Hữu là kiếp hiện tại và đưa tới sinh qua đời thứ ba. Đó là nhân duyên xuyên suốt cả ba đời. Từ đây có thể gom gọn lại trong hai đời cho dễ thấy. Khi người sắp chết, nằm mê man, không còn nhận biết rõ ràng. Đó là trạng thái của Vô minh. Vì Vô minh nên bị Hành nghiệp dẫn đi thọ thai ở cuộc sống thứ hai. Đây là cảnh trạng của

những hạng phàm phu, riêng những bậc tu chứng trước khi qua đời thì tập hợp đồ chúng lại dặn dò và đọc kệ xong rồi thị tịch. Các Ngài đã phá vỡ vô minh, sạch hết phiền não, cho nên tỉnh sáng, chánh niệm vãng sanh hay an nhiên thị tịch.

Xét sâu hơn nữa, chư Tổ dạy Mười hai nhân duyên chỉ ngay trong một tâm niệm. Vừa thấy hình sắc mà không thấy nó là vô thường, do các duyên hợp lại, mà cho là thật, là đẹp thì liền bị Vô minh.

Vô minh nên tâm thức nhìn theo Hành nghiệp và từ đó lưu trữ trong nội tâm hình bóng của người hay vật và cứ theo một vòng tròn, yêu thích cho nên nắm giữ và tạo thành nghiệp v.v... Như vậy sự luân hồi của Mười hai nhân duyên được nhìn thấy rõ trong một tâm niệm.

Sự thật trở về - Hoàn diệt duyên khởi

Lúc đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề quán xét về sự chết là nỗi khổ lớn nhất mà chúng sinh phải chịu là từ sinh mà có. Ngài tiếp tục đặt câu hỏi và quán xét thì sự sinh này từ nghiệp dẫn mà có. Nghiệp có từ sự nắm chặt. Nắm chặt do yêu thích mà có. Yêu thích vì tưởng nó là đẹp, là thật nên mới yêu thích.

Cho nên từ Mười hai nhân duyên gom lại còn sáu nhân duyên: Tử, sinh, nghiệp, nắm chặt, yêu thích, tưởng thật- tưởng đẹp - bền chắc lâu dài (vô minh).

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)