LÒNG TIN SÂU SẮC

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 92 - 94)

Đức Phật nhắc nhở người xuất gia phải tự tin vào vị trí, bổn phận của mình. Khi có người hỏi rằng: “Thầy là người xuất gia phải không?”. Chúng ta phải đáp một cách quả quyết, mạnh mẽ rằng: “Tôi là người xuất gia”. Hoặc là một vị Sa-di hay Tỳ-kheo một cách tự tin.

Tu tập bằng tấm lòng chân thành để giúp cho người thí chủ được phước báu lớn và đồng thời hoàn thành được mục đích chính yếu của một người xuất gia. Tự tin vào chính mình là một vấn đề quyết định trong sự tu hành đạt tới mục đích cứu cánh của phạm hạnh.

Từ những việc làm ở thế gian cho đến sự tu hành trong đạo Phật, việc xác lập lòng tin ngay lúc ban đầu là điều xác quyết để có được kết quả tốt về sau. Từ lòng tin vững chắc và khao khát mạnh mẽ sẽ tạo thành một sức

“Người ngu nghĩ mình ngu Nhờ vậy thành có trí

Người ngu tưởng có trí Thật xứng gọi chí ngu”

Nếu thật sự biết thì phải thấu suốt được bản chất của mọi vật đều là sự kết hợp của vô số nhân duyên mà thành và luôn biến đổi trong từng giây từng phút. Thấy biết sự thật (Kiến đế), hết sạch mê lầm như vậy là vào dòng chánh pháp. Cho nên những người có sự tu hành càng cao thâm nhìn giống như khờ khạo không biết, nhưng khi cần biết thì thấu suốt đến chỗ tận cùng.

Ngày xưa vào thời không có đức Phật ra đời các vị tu hành thường một mình ở dưới gốc cây hay bên bờ suối nhìn hoa rơi, lá rụng mà quán chiếu thấy rõ lý duyên khởi mà đạt tới quả vị Phật. Do tự mình giác ngộ nên gọi là Độc giác (Bích Chi Phật); nếu chuyên tâm quán xét lý duyên sinh của vạn pháp mà được giác ngộ thì gọi là Duyên giác. Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu chúng ta có thể ứng dụng đạo lý của Phật dạy mà nghiền ngẫm xét nét thì trong lúc quét sân hoặc khi lau nhà cũng có thể ngộ đạo. Tuy nhiên, điều đó không phải dễ làm! Người tu ngộ đạo thì ít thấy, mà bị “ngộ độc” thì thấy rất nhiều.

mạnh để thúc đẩy chúng ta hành động để đạt đến kết quả như ý nguyện.

Những quan niệm sai lầm, tự cho mình là phàm phu, nghiệp chướng nặng nề, chẳng thể tu hành giác ngộ giải thoát. Trước tiên chỉ tu gieo duyên tạo phước để tiêu bớt nghiệp và đợi đời sau mới được giải thoát... đều dẫn chúng ta đi vào những con đường tăm tối. Theo giáo lý Mật tông, người tu có suy nghĩ như vậy là đã phạm đại giới, vì bỏ mất tâm Bồ-đề. Kinh Hoa Nghiêm có viết:“Quên mất tâm Bồ-đề mà làm các pháp lành đều trở thành việc của ma”. Chỉ quên mất tâm Bồ-đề mà còn tệ hại như vậy, huống nữa không có tâm Bồ-đề thì dù tu hành khó khổ cách mấy cũng không bao giờ được giác ngộ. Đây là giáo lý viên mãn tối thượng của Hoa Nghiêm, gọi là Viên giáo.

Tâm Bồ-đề chính là tâm tự tin mạnh mẽ và luôn hướng thẳng tới mục tiêu giác ngộ. Trong mọi suy nghĩ, nói năng đều sáng suốt, kiểm soát, nhất định phải thấu suốt tận cùng sự thật của nhân sinh và vũ trụ, đó gọi là người phát tâm Bồ-đề. Nếu chỉ biết tu hành mà không thể tin mình sẽ được giác ngộ thì việc làm đó chỉ được một chút phước duyên của Trời người, mà chẳng thể đi tới chỗ cứu cánh. Trước tiên xác lập được niềm tin vững chắc, sau đó bằng tấm lòng chân thành, luôn luôn nhớ ơn những người đã dày công trợ giúp cho mình và tiếp theo là nỗ lực tinh tấn thực hành thì cuối cùng sẽ đạt được mục đích và bổn phận của người xuất gia.

Xác lập niềm tin thật vững chắc vào một con đường phù hợp và đi trên con đường đó cho đến ngày cuối cùng, không để tâm bị các thú vui ở thế gian mong manh tạm bợ giống như hoa phù dung sớm nở tối tàn, lôi kéo, mê hoặc. Phải dùng con mắt lửa ngươi vàng của Tôn Ngộ Không, tức là trí Bát nhã để nhìn thấu bản chất của mọi sự vật. Ngay cả thân này cũng chỉ tồn tại trong từng hơi thở. Trong từng giây phút, ngay từng tâm niệm và từng hơi thở soi thấy được sự thật thì liền vượt qua tất cả khổ đau.

Chương VIII

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)