Tịch Thiên (寂天) (Santideva) (thế kỷ thứ VII-VIII,) Theo truyền thuyết Tôn giả sinh ở miền Nam Ấn, vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 32 - 35)

Không bao giờ nên nhìn Dáo dác và mông lung,

Mắt thường nhìn thẳng xuống Như trong lúc ngồi thiền. Để cho mắt nghỉ ngơi,

Thỉnh thoảng nhìn chân trời. Khi có người xuất hiện Hãy nhìn thẳng chào hỏi. Trên đường, nên đứng lại Nhìn rõ khắp bốn phương Lúc dừng nghỉ dưỡng sức, Hãy quan sát sau lưng.

sâu tu tập suốt 12 năm và được truyền phép tam muội của Văn Thù Bồ Tát. Về sau, Ngài làm chức Thừa tướng cho triều vua Pancamasimha đúng theo Phật pháp và truyền dạy nhiều kỹ nghệ mới lạ. Về sau, Ngài từ bỏ chức Thừa tướng, tìm đến tu viện Nalanda, xuất gia thọ giới, được đặt tên là Sàntideva. Ngài tu mật hạnh, học trực tiếp với Văn Thù Bồ tát trong thiền định. Do chúng Tăng muốn làm nhục Ngài, nên đã yêu cầu Ngài nói những sáng tác mới sau này. Ngài đã tụng lên Bồ Tát Hạnh (Bodhisattava-caryavatara) và khi tụng đến câu: “Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm…” thì ngài bay lên hư không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng nói còn vọng lại cho đến câu kệ cuối cùng. Không thấy ngài nữa, Tăng chúng hối hận trở về phòng ngài tìm kiếm, thấy trên bàn để lại ba quyển: Sutràsamuccaya (Tập kinh luận), Siksàsamuccaya (Tập Bồ Tát học luận) và Bodhicaryàvatàra (Nhập Bồ đề hành luận). Ngoài ra còn có các tác phẩm: Đại thừa tập bồ tát học luận (Phạm: Zikwà-samuccaya), Bồ đề hành kinh (Phạm:Bodhisattvacaryàvatàra), Chư kinh yếu tập (Phạm: Sùtrasamuccaya), Câu sinh ca (Phạm: Sahaja-gìtà), Thánh mệnh chung trí kinh kí [Nhập Bồ Tát Hạnh, X. History of Buddhism by Bu- ston (E.Obermiller); Aspeets of Mahàyàna Buddhism and its Relation to Hìnayàna (N.Dutt); The History of Buddhist Thought (E.J. Thomas)].

Kiểm tra kỹ trước sau. Tùy nhu cầu hành động Mà tiến tới hay lui.

Phải thường giữ mắt nhìn thẳng xuống dưới đất mỗi khi chúng ta bước đi và không bao giờ nhìn dáo dác, mông lung. Để cho mắt nghỉ ngơi thì có thể phóng tầm mắt nhìn xa và rộng về phía chân trời. Khi có người xuất hiện thì cần nhìn thẳng chào hỏi. Trước khi dừng nghỉ nên quán sát kỹ trước sau, để quyết định tiếp tục tiến hay lui. Mọi lúc, mọi nơi cần phải tỉnh giác nhận biết rõ ràng như vậy.

Uy nghi chánh niệm trong tư thế và động tác

Trước khi muốn di chuyển Hoặc trước khi nói năng Phải kiểm soát tâm ý Đưa nó vào chánh niệm. Trước khi ta hành động Nên ý thức rõ ràng “Đây tư thế của thân”. Và trong khi hành động Cũng luôn luôn quán xét Tư thế của thân mình.

Khi thân muốn di động hoặc miệng muốn thốt ra lời nói, trước tiên chúng ta phải xem xét tâm của mình thật kỹ lưỡng và sau đó mới nói hoặc làm cho phù hợp.

66 UY NGHI TRONG SINH HOẠT ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 67

Hoặc từ tư thế này muốn chuyển sang tư thế khác, cần phải chánh niệm tỉnh giác để thay đổi. Muốn đổi tư thế nào thì khi thực hiện cần phải luôn quán xét tư thế của thân này đã làm đúng chưa? Trong từng cử chỉ và hành động đều phải thực hành tỉnh thức.

Uy nghi chánh niệm trong tâm ý

Ý xấu vừa manh nha Biết ngay tai họa nó Ta liền giữ chánh niệm Như cây bám chặt đất. Suy nghĩ việc muốn làm Không nên nghĩ gì khác Tâm trí phải chuyên chú Làm xong từng việc đã! Khi ý khởi tâm tham Hoặc khi sắp nổi giận Tạm đình chỉ nói làm Như cây đứng lặng yên. Tự chủ lấy thân tâm Thường lộ vẻ tươi vui Ngăn cau mày giận dữ Làm bạn tốt chúng sinh.

Ý xấu vừa manh nha nảy mầm hay vừa phát khởi, chúng ta cần phải biết ngay tai họa của nó sẽ gây ra. Nhìn thấy rõ như vậy, liền phải giữ chánh niệm giống như rễ cây bám chặt vào đất. Chỉ suy nghĩ về việc muốn

làm, không nên nghĩ tưởng đến việc khác. Tâm trí phải chuyên chú để thực hiện hoàn tất từng công việc.

Mỗi khi muốn làm một điều gì, chúng ta cần phải tìm hiểu cặn kẽ, tường tận mọi cách thức và phương pháp. Sau khi đã quyết tâm thực hiện một việc thì không nên nghĩ đến những việc khác. Chỉ chú tâm làm cho đến khi hoàn tất. Nếu không như vậy, tâm sẽ nghĩ tưởng mông lung loạn xạ và cuối cùng không thể làm xong bất cứ một việc nào. Trong kinh Di Giáo, đức Phật có dạy:“Giữ tâm một chỗ, việc gì chẳng xong” (Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện).

Tâm ý phải luôn chuyên chú tu tập. Chuyên ròng trong nội điển giáo pháp chính là sức sống của người tu. Khi chúng ta đã hiểu được pháp thì đó sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta tinh tấn tu tập. Tín, giải, hành, chứng là bốn lộ trình thiết yếu của toàn bộ sự tu học. Sau khi đã tin hiểu và bắt tay thực hành thì sẽ chứng nghiệm được kết quả mỹ mãn.

Kế đến, khi tâm ý khởi tham muốn, hoặc khi sắp nổi giận thì phải lập tức tạm đình chỉ sự nói hoặc làm và nên như cây đứng lặng yên. Lúc tâm ý đang buồn bực, nói hoặc làm bất cứ điều gì cũng dễ sai trật, thậm chí còn có thể xảy ra tai họa cho mình và người khác. Sau này có ăn năn hối hận cũng không còn kịp nữa. Hãy quan sát và thực tập đứng lặng như thân cây để giúp đình chỉ mọi tâm ý tham, sân, si khi chúng xuất hiện trong tâm. Đây là một điểm tu hành rất quan trọng, mà chúng ta cần ghi nhớ và ứng dụng!

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)