Lý thuyết Vị thế - Chất lượng có tên tiếng Anh là Status – Quality Trade Off theory (SQTO), được công bố và phát triển từ năm 2000 bởi Hoàng Hữu Phê và
29
Patrick Wakely. Tạp chí Urban Studies đã tặng giải thưởng Donald Robertson Memorial Prize Winner 2000 cho bài báo về lý thuyết này. Nội dung chính của lý thuyết Vị thế - Chất lượng là một cái nhìn mới về động học của cấu trúc các khu dân cư đô thị, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở. Mối quan hệ này có thể mô tả hầu hết cấu trúc cư dân thành phố trong các bối cảnh xã hội khác nhau [41]. Theo lý thuyết này, giá trị nhà ở của bất kỳ nhóm xã hội nào bao gồm 2 thành phần: vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở.
- Vị thế là những giá trị thuộc phạm trù phi vật chất (hay tinh thần) bao gồm các yếu tố về văn hóa, kinh tế, môi trường, chính trị,... phụ thuộc vào hệ thống giá trị hiện thời của một xã hội nhất định và có thể đo lường một cách gián tiếp. Vị thế nơi ở được dùng để phân biệt các mức độ khác nhau của sự mong muốn về nhà ở, được chấp thuận bởi một số nhóm xã hội nhất định [41].
- Chất lượng là những giá trị thuộc phạm trù vật chất, có thể đo đếm trực tiếp như diện tích, độ dốc, số tầng, số phòng, công nghệ xây dựng,... tạo nên cơ sở cho việc sử dụng bình thường một nơi ở [41].
- Vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở có mối quan hệ với nhau thông qua đường ngưỡng chất lượng nhà ở. Đó là quỹ tích của những điểm tuân theo nguyên tắc tại mỗi điểm vị thế có một mức chất lượng nhà ở chấp nhận được (hoặc một điểm quy ước) (Hình 1.1). Đường ngưỡng này chia toàn bộ quỹ nhà ở nghiên cứu làm 2 khu vực: khu vực mong muốn nằm phía trên đường ngưỡng; khu vực không mong muốn nằm phía dưới đường ngưỡng [41]. Mối quan hệ giữa hai thành phần còn thể hiện ở điểm tại mức giá nhà thấp hơn, chất lượng nhà ở là thành phần chủ đạo, trong khi tại những mức giá nhà cao hơn, vị thế nơi ở chiếm ưu thế [41]. Từ Hình 1.1, có thể nhận thấy rằng việc tăng chất lượng nhà ở đến một mức độ nhất định không thể thực hiện được vì nó có giới hạn. Lúc này, giá trị của nơi ở có thể thay đổi là do sự di chuyển của yếu tố vị thế trên trục O-VN.
- Cực vị thế là điểm cao nhất của một số loại vị thế xã hội nhất định, được công nhận bởi một phần nhất định của công chúng [41]. Một điểm đặc biệt của lý thuyết là tính chất động (dynamics) của các cực vị thế. Đó là sự chuyển động của
30
các cực (ví dụ như tại các khu vực mở rộng bên ngoài ngoại ô, hoặc xuất hiện trong các khu vực trung tâm) do sự chuyển đổi tạo ra bởi những chính sách, quy hoạch hay nhu cầu xã hội,... sẽ làm thay đổi ranh giới không gian giữa các khu vực mong muốn và không mong muốn. Và như vậy, một khu vực nơi ở bình thường có thể trở nên rất hấp dẫn và có vị thế cao khi xuất hiện một cực vị thế, và ngược lại.
Hình 1.1. Vị thế nơi ở, chất lượng nhà ở và đường ngưỡng (Nguồn: Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely [41])
Qua một số phân tích trên, có thể lưu ý rằng khái niệm vị thế theo SQTO bao gồm các luận điểm chủ quan và vì thế khác với một số khái niệm khác về vị thế hàm chứa các phạm trù tiềm năng và khách quan, ví dụ như khái niệm về vị thế tài nguyên của Nguyễn Chu Hồi, đó là “những lợi thế so sánh về phương diện địa lý, khả năng khai thác các giá trị phi vật chất và vật chất của một lãnh thổ nhất định” [38]. “Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Tài nguyên vị thế được đánh giá theo 03 tiêu chí là vị thế địa tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị” [38]. Ngoài ra, vị thế tài nguyên nhấn mạnh đến lãnh thổ và là những giá trị lợi ích. Trong khi đó vị thế nơi ở nhấn mạnh đến không gian ở, tức phạm vi cụ thể hơn và thể hiện mức độ khác nhau của sự mong muốn về nơi ở, tức có thể dao động từ không mong muốn đến rất mong muốn do mặt lợi hay không lợi từ đặc điểm của nơi ở.
31