Cách đo lường giá trị vị thế và giá trị chất lượng của đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định giá đất ở tại đô thị theo tiếp cận vị thế chất lượng, áp dụng thử nghiệm tại khu vực quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

Theo tác giả Hoàng Hữu Phê (2000), việc định lượng vị thế có thể được tiến hành thông qua việc ước tính một (hoặc một vài) biến đại diện (proxy) bằng nhiều kỹ thuật hồi quy khác nhau, ví dụ như kỹ thuật Hedonic. Còn đối với chất lượng nhà ở, được đo đếm trực tiếp và tập hợp lại trong các số liệu thống kê về điều kiện nhà ở [41].

Một cách khái quát, lý thuyết này có thể được thử nghiệm bằng các công cụ thống kê thông thường. Một sơ đồ thử nghiệm phải bao gồm các bước [41]:

1. Định nghĩa cực (hay nhiều cực) vị thế;

2. Vạch ra (các) vùng vị thế và hiệu chỉnh (các) khoảng cách vị thế;

3. Chạy hàm hồi quy hedonic về giá nhà với các biến số được tổ chức thành hai nhóm liên quan tới vị thế nơi ở (VN) và chất lượng nhà ở (CL) cho mỗi vùng; 4. Xác định đường ngưỡng dựa trên cơ sở VN và CL dự báo.

Nhìn chung, cách đo lường giá trị theo tiếp cận Vị thế - Chất lượng đã được khẳng định tính hiệu quả qua nhiều nghiên cứu về giá nhà dựa trên mối quan hệ của hai thành phần vị thế và chất lượng như đã đề cập ở mục 1.2.3. Bản chất của việc đo lường là dựa trên cách tiếp cận lý thuyết giá hưởng thụ và mô hình thống kê Hedonic.

37

Trong luận án này, nghiên cứu cũng sử dụng cách tiếp cận lý thuyết giá hưởng thụ với ý nghĩa giá trị của thửa đất sẽ được đo lường từ các thuộc tính của thửa đất (hay còn gọi là các yếu tố ảnh hưởng). Tuy nhiên, cách đo lường giá trị các yếu tố thì có sự kết hợp giữa phương pháp thống kê, công nghệ GIS và tham khảo ý kiến của cộng đồng (chuyên gia, người dân, quy định của nhà nước). Tức là có sự kết hợp giữa cách tiếp cận khách quan và chủ quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định giá đất ở tại đô thị theo tiếp cận vị thế chất lượng, áp dụng thử nghiệm tại khu vực quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)