XÁC LẬP CẤU HÌNH KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ QUẬN CẦU GIẤY THEO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định giá đất ở tại đô thị theo tiếp cận vị thế chất lượng, áp dụng thử nghiệm tại khu vực quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 110 - 113)

MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG

Cấu hình (configuration) mô tả vị trí của mỗi không gian trong mối quan hệ với tất cả các không gian khác [112]. Luận án sử dụng phương pháp Space Syntax và phần mềm DepthMapX trong phân tích các giá trị tích hợp, giá trị kết nối, và giá trị lưu lượng chuyển động của mạng lưới giao thông quận Cầu Giấy. Kết quả phân tích cấu hình không gian cho phép nhận dạng được tính liên kết không gian của (i) quận Cầu Giấy trong thành phố Hà Nội và (ii) các khu vực trong nội bộ Quận với nhau.

a. Liên kết không gian của quận Cầu Giấy trong thành phố Hà Nội (phần nội thành)

Quận Cầu Giấy là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích giá trị tích hợp không gian dựa trên mạng lưới đường giao thông của quận khẳng định rõ ràng hơn điều này (Hình 3.2). Những tuyến đường lớn bao quanh quận Cầu Giấy phần lớn đều có giá trị tích hợp cao trong khoảng 900 - 1400 (các đường màu xanh). Những tuyến đường này đảm bảo tính liên kết không gian giữa quận Cầu Giấy với trung tâm thành phố (Hồ Hoàn Kiếm), các đô thị vệ tinh (như Đông Anh, Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc). Quận Cầu Giấy cũng có tính liên kết không gian mạnh với Hồ Tây, một trong ba cực vị thế của thành phố Hà Nội. Một điểm chú ý là những tuyến đường hướng tây của quận có tỷ lệ giá trị tích hợp

100

thấp hơn (màu tím, hồng, đỏ) so với những tuyến đường hướng đông của quận (hướng về trung tâm thành phố). Như vậy, có thể nói quận Cầu Giấy có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu với các khu vực trung tâm phát triển, cũng như khu vực ngoại thành đang phát triển, giữa hiện đại và truyền thống. Chính sự giao thoa này sẽ là môi trường để hình thành và phát triển nhiều mối quan hệ đa dạng giữa thành phần Vị thế và Chất lượng.

Hình 3.2. Sơ đồ liên kết không gian quận Cầu Giấy trong thành phố Hà Nội (phần nội thành)

b. Cấu hình không gian trong phạm vi quận Cầu Giấy

Trong phạm vi quận Cầu Giấy, các giá trị tích hợp, giá trị kết nối và giá trị lưu lượng chuyển động của mạng lưới đường giao thông được thống kê ở Bảng 3.2 theo phạm vi tổng thể và phạm vi thuận tiện đi bộ.

101

Bảng 3.2. Thống kê giá trị cấu hình không gian của đường giao thông ở quận Cầu Giấy

Giá trị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tích hợp tổng thể 2,89 2068,28 1218,67 189,50 Tích hợp khu vực 2,89 371,77 140,15 39,00

Lưu lượng chuyển động tổng thể 0 23,60 15,50 4,21

Lưu lượng chuyển động khu vực 0 16,91 9,02 2,06

Kết nối 1 7 3,84 1,24

Hình 3.3 và 3.4 thể hiện kết quả phân tích giá trị tích hợp tổng thể lưu lượng chuyển động tổng thể của quận Cầu Giấy.

Những tuyến đường có giá trị tích hợp cao của quận (đường màu xanh đậm) là một số đường chạy dọc theo sông Tô Lịch như đường Láng, Nguyễn Khang, hoặc chạy dọc theo chiều Bắc – Nam của quận như tuyến Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng, Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông – Phạm Văn Bạch – Trung Kính, Nguyễn Văn Huyên, hoặc một số tuyến đường chạy ngang chiều Đông – Tây như Hoàng Quốc Việt, Mạc Thái Tổ, Cầu Giấy - Xuân Thủy, Duy Tân - Thành Thái, Trần Duy Hưng,... Một điều dễ nhận thấy là phần lớn các dòng chuyển động (lưu lượng) cũng tập trung cao ở những tuyến đường có giá trị tích hợp cao.

Phần lớn các khu vực đất ở đô thị của Quận đều được bao bọc trong những tuyến đường có giá trị tích hợp cao. Những tuyến đường nội bộ trong khu dân cư có giá trị tích hợp thấp hơn (màu đỏ, hồng, tím). Nếu xét ở khía cạnh các vùng dân cư có tỷ lệ các đường giá trị tích hợp cao thì trên địa bàn Quận có thể khoanh vi ở 5 vùng (Hình 3.3): gần Công viên Nghĩa Đô; Công viên Cầu Giấy; khu vực Phạm Văn Bạch, Mạc Thái Tổ, Nguyễn Chánh; khu vực Trần Kim Xuyến, Vũ Phạm Hàm, Trung Hòa; khu vực Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Thập, Hoàng Minh Giám. Những khu vực có giá trị tích hợp cũng như lưu lượng chuyển động thấp hơn chủ yếu tập trung ở phường Mai Dịch, Nghĩa Đô, Quan Hoa, một phần của phường Dịch Vọng Hậu, Yên Hòa, Trung Hòa. Một điều quan trọng là nhiều khu vực có giá trị tích hợp cao đều có sự hiện diện của các khu đô thị mới trên địa bàn quận (Khu đô thị mới Dịch Vọng, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Khu đô thị Nam Trung Yên,...).

102

Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện giá trị tích hợp tổng thể quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định giá đất ở tại đô thị theo tiếp cận vị thế chất lượng, áp dụng thử nghiệm tại khu vực quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)