Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp:

Những vấn đề về lý luận trong đề tài được đúc rút từ các giáo trình quản trị nhân lực, các đề tài nghiên cứu về đội ngũ công chức, viên chức trong cả nước.

Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê của Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn, các phòng cấp huyện, thành phố Bắc Kạn và các tài liệu đã được đăng tải trên báo chí, tạp san, các đề tài khoa học trung ương và địa phương.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Tài liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp các công chức, viên chức tại Sở giao thông Vận tải tỉnh và phỏng vấn người dân đã làm việc với đội ngũ công chức, viên chức Sở GTVT thông quan hệ thống bảng câu hỏi được thiết kế và in sẵn. Đối với bảng hỏi công chức, viên chức Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn, vì tổng thể mẫu nhỏ nên tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, số lượng người được hỏi là 108 người.

Đối với bảng hỏi dành cho nhân dân đến làm việc tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn, đề tài sử dụng công thức Yamane (1996) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn. Đề tài sử dụng mức e = 9,99%, tính toán cho kết quả như sau: n = 104.728/(1 + 104.728*0,0992) = 100 người. (104.728 người là con số thống kê người dân đến làm việc tại Sở trong 3 năm 2015 - 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 44)