Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CCVC tại Sở giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 81 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CCVC tại Sở giao thông

Vận tải tỉnh Bắc Kạn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CCVC tại Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn, thuộc hai nhóm các yếu tố bên ngoài tổ chức và bên trong tổ chức:

* Các yếu tố bên ngoài tổ chức:

- Các yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CCVC nói chung và đội ngũ CCVC tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để nhà nước điều chỉnh chính sách lương, thưởng cho đội ngũ CCVC, đây là nền tảng để họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ… Các chỉ số của kinh tế như mức thu nhập bình quân, giá cả, lạm phát, sức mua, mức sống đều tác động đến chất lượng đội ngũ CCVC của Sở.

Thu nhập bình quân của dân cư địa phương: khi thu nhập bình quân cao sẽ tạo điều kiện để CCVC nâng cao điều kiện sống, nâng cao năng lực bản thân qua các chương trình đào tạo. Ngoài ra, khi mức thu nhập của dân cư và đời sống của người dân cao thì họ có điều kiện cho con cái đi học tập, điều đó sẽ là cơ sở tạo nguồn ứng viên có trình độ cao ứng tuyển vào làm việc tại Sở mỗi lần tuyển dụng. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đóng góp vào ngân sách càng nhiều thì Nhà nước sẽ có nguồn tài chính để phân bổ cho các hoạt động và các lĩnh vực cũng như có chế độ về lương, thưởng tốt hơn, sẽ khích lệ đội ngũ CCVC của Sở nỗ lực hết mình để đóng góp vào quá trình phát triển của đơn vị, nâng cao năng lực cá nhân và khả năng thực thi công vụ, từ đó thể hiện chất lượng đội ngũ CCVC cao hơn.

Giá cả và lạm phát: giá cả và lạm phát ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng LLCT của CCVC. Trong điều kiện lạm phát cao và kéo dài, giá cả các mặt hàng tăng lên trong khi lương của CCVC chưa thể tăng hoặc mức tăng lên không đủ bù đắp sự tăng lên trong giá cả của các mặt hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của CCVC. Khi

đó, họ sẽ phải tìm các công việc khác để làm gia tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, mức độ chuyên tâm công tác và đóng góp cho Nhà nước giảm sút, gia tăng nguy cơ thực hiện các hành vi gian lận, tham ô, tham nhũng hoặc không có nguồn tài chính tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần thiết. Mức sống, dịch vụ phục vụ sức khỏe của khu dân cư: Mức sống của khu dân cư cao sẽ tạo nên mặt bằng phát triển dân trí cao từ đó nâng cao nhận thức của CCVC. Các dịch vụ phát triển sẽ là điều kiện tiên quyết để CCVC phát triển văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Sự phát triển kinh tế ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng CCV bởi nó sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện mức sống, cải thiện đời sống sinh hoạt của khu dân cư tức là gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn CCVC tại Sở GTVT tỉnh.

- Yếu tố cơ chế, chính sách của Nhà nước

Những chính sách về quản lý xã hội, quản lý kinh tế, chính sách phân phối đặc biệt là chính sách trả công lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn. Các chính sách này có thể kìm hãm, triệt tiêu hoặc đẩy mạnh nhiều lần những yếu tố tốt của chất lượng CCVC. Nếu trả thu nhập đúng theo chất lượng và hiệu quả của CCVC sẽ khuyến khích học tập và rèn luyện để nâng cao kỹ năng, kiến thức. Ngược lại, chế độ phân phối bình quân sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo của CCVC.

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm dân cư

Các yếu tố này bao gồm truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi và nghệ thuật ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và quy luật khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng.... của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư. Điều kiện xã hội, yếu tố văn hóa vùng miền bao gồm tập quán sinh sống, thói quen, các ứng xử ở địa phương… ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực nói chung thông qua văn hóa địa phương, tập quán, thói quen của cư dân địa phương từ đó sẽ tạo cho đội ngũ CCVC của Sở một cách tiếp cận vấn đề theo một cách của địa phương. Từ đó CCVC đưa ra những quyết định với công việc, các ứng xử với đồng nghiệp theo cách mà họ, địa phương họ cho là đúng, phù hợp. Các ứng xử của CCVC sẽ ảnh hưởng đến những CCVC khác cùng làm việc trong một tổ chức. Nếu những yếu tố này phù hợp sẽ dẫn đến thái độ làm việc của mọi người sẽ thay đổi tốt hơn, quan tâm tới công việc nhiều hơn hoặc thờ ơ, chiếu lệ với công việc. Vì thế yếu tố văn hóa vùng miền ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CCVC.

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng CCVC, ảnh hưởng trực tiếp tới thể lực của CCVC. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình phát triển của CBCCVC sẽ tạo cho họ sức mạnh, sự dẻo dai hay ốm yếu, suy nhược.

* Các yếu tố bên trong tổ chức:

- Công tác tuyển dụng công chức, viên chức:

Tuyển dụng công chức, viên chức là yếu tố rất quan trọng để quyết định đến chất lượng CCVC tại Sở GTVT đạt chất lượng cao hay thấp. Hoạt động tuyển dụng công chức, viên chức của đơn vị được xây dựng phù hợp các yêu cầu chung của Sở và phù hợp với từng vị trí công việc. Các tiêu chuẩn đầu vào chủ yếu gồm: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm, đánh giá tham khảo năng lực của CCVC thông qua quá trình hoạt động tại các đơn vị trước đây. Khi Sở xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đầu vào có yêu cầu càng cao và phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu của công việc thì CCVC trong đơn vị càng có chất lượng tốt, giảm áp lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về sau.

Năng lực của người thực hiện hoạt động tuyển dụng cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng CCVC của đơn vị. Cán bộ tuyển dụng có năng lực cao, khách quan và công tâm sẽ xem xét hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp CCVC và đưa ra đánh giá chính xác nhất về năng lực của CCVC để lựa chọn, tuyển dụng vào đơn vị. Năng lực cán bộ tuyển dụng không phù hợp thì khả năng nhìn nhận, đánh giá và tuyển chọn CCVC sẽ không đảm bảo do có thể xảy ra những hành vi gian lận dẫn đến lựa chọn chưa thật sự khách quan và đánh giá không hết năng lực của người ứng tuyển.

Sau khi CCVC được tuyển dụng vào làm việc thì Sở phải có những quy định riêng về tổ chức, chính sách, điều lệ mà công chức, viên chức phải thực hiện. Hướng dẫn, quán triệt mọi nội dung và nguyên tắc hoạt động cho CCVC để họ biết công việc cụ thể mình sẽ thực hiện là gì, sẽ phải thực hiện nó như thế nào? Công việc của người công chức, viên chức không giống với các công việc khác trong các doanh nghiệp kinh tế do đó công chức, viên chức mới phải tìm hiểu, nắm bắt rõ ràng công việc mới và cách thức thực hiện để từ đó thể hiện được năng lực công tác trong đơn vị. Qua quá trình tìm hiểu, nắm bắt công việc thì công chức, viên chức mới cần áp dụng trình độ chuyên môn và thực tế công việc để đưa ra các phương án giải quyết công việc một cách nhanh nhất, chính xác nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Thông qua việc thực hiện công việc thì công chức, viên chức mới đã thể hiện được

năng lực của bản thân với công việc, với đơn vị từ đó khẳng định chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị được cải thiện phần nào.

- Công tác đào tạo và phát triển công chức, viên chức

Mọi hoạt động kinh tế của đất nước nói chung và nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn nói riêng luôn luôn biến động vì thế đội ngũ CCVC tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn cũng phải liên tục nâng cao năng lực bản thân cho phù hợp với sự phát triển kinh tế. Bởi vì, chất lượng đội ngũ CCVC đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, đóng góp sự phát triển kinh tế của địa phương. Do đó, làm tốt công tác đào tạo và phát triển của đơn vị sẽ giúp CCVC được trang bị cho mình những kiến thức mới nhất về tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ phát triển khoa học và kỹ thuật và nâng cao khả năng thực thi công vụ.

CCVC được tuyển dụng về đơn vị qua các giai đoạn đào tạo đã chứng minh được những cán bộ được đơn vị tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những người có năng lực. Tuy nhiên, CCVC sau khi tham gia vào hoạt động công tác thì ngoài nhu cầu thực tế của bản thân còn xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển kinh tế mà công chức, viên chức có nhu cầu được đào tạo bồi dưỡng, củng cố thêm kiến thức về sự phát triển của kinh tế - xã hội. Vì vậy, hàng năm Sở đã xem xét nhu cầu được đào tạo của công chức, viên chức để có thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho công chức, viên chức. Thông qua hoạt động đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho công chức, viên chức thì Sở đã nâng cao chất lượng CCVC của đơn vị.

- Việc sắp xếp, sử dụng công chức, viên chức

Công tác sắp xếp, sử dụng CCVC là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định hoạt động của hiệu quả hay không của CCVC, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC. Yếu tố ảnh hưởng này thể hiện ở việc tác động đến hiệu quả công việc, hay còn được hiểu là môi trường làm việc. CCVC có chất lượng tốt nhưng môi trường làm việc không phù hợp với CCVC thì hiệu quả của công việc đạt được sẽ thấp. Do đó, đơn vị bố trí sắp xếp CCVC chính là yếu tố rất quan trọng để có hiệu quả công việc cao.

Bố trí sử dụng CCVC theo đúng năng lực chuyên môn khi tuyển dụng cần phân loại các công việc, lựa chọn nhân viên để thực hiện công việc. Việc bố trí CCVC theo đúng chuyên môn nghiệp vụ của CCVC là tạo điều kiện CCVC hoàn thiện kiến thức chuyên môn kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Ngược lại khi đơn vị bố trí cán bộ vào các vị trí không phù hợp với năng lực chuyên môn hay

các vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn năng lực bản của cán bộ khi đó không khuyến khích được người lao động hăng say lao động mà còn có thể gây ảnh hưởng lớn đến năng lực chuyên môn của CCVC. Do đó, chất lượng CCVC trong đơn vị được nâng cao qua việc bố trí sắp xếp công việc.

- Môi trường làm việc và văn hóa làm việc của Sở:

Bản thân mỗi CCVC có một cá tính riêng và quan điểm riêng, tuy nhiên sau một thời gian cùng làm việc tại Sở thì mọi người phải có sự tuân thủ và học tập những văn hóa chung của đơn vị. Vì thế, nếu như Ban lãnh đạo Sở và đội ngũ CCVC tại Sở đều chú trọng vào việc nâng cao chất lượng của bản thân thể hiện trực tiếp nhất là nâng cao năng lực thực thi công vụ và phấn đấu hòan thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm nội quy và quy định của tổ chức thì những CCVC khác sẽ có xu hướng noi gương và học tập theo để nâng cao chất lượng của bản thân. Ngược lại, nếu văn hóa trong Sở là trạng thái lơ là công việc, tắc trách trong nhiệm vụ, mất đoàn kết nội bộ thì dần dần đội ngũ CCVC sẽ giảm đi ý thức trách nhiệm trong công việc, không chú tâm rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, thậm chí họ không tuân thủ quy định và kỷ luật của đơn vị.

- Quá trình phân tích công việc trong đơn vị, tổ chức:

Bản thân đội ngũ lãnh đạo Sở và mỗi CCVC tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn phải thực hiện phân tích công việc để đưa ra phương án thực hiện. Với những công việc cụ thể đòi hỏi CCVC phải vận dụng kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình để phân tích tầm quan trọng của công việc, phân tích công việc để đưa ra phương án thực hiện công việc đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu CCVC có trình độ chuyên môn, trình độ LLCT tốt mà không có khả năng phân tích công việc để hiểu được những vấn đề cần tập trung thực hiện thì sẽ không thể hiện hết năng lực của bản thân mình. Phân tích công việc là một hoạt động quan trọng, thiếu nó thì năng suất công chức, viên chức sẽ thấp; công chức, viên chức sẽ đổ lỗi cho nhau, không ai biết rõ trách nhiệm quyền hạn của mình, lương thưởng, thăng tiến sẽ tuỳ tiện, việc đào tạo, huấn luyện sẽ khó khăn, nhà quản lý thì khó hoạch định nhân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)