5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
2.2.2.1. Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng excel, để tính toán, xử lý số liệu thu thập được, phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, từ đó tạo lập các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ biểu thị các chỉ tiêu phân tích.
2.2.2.2. Phân tích thông tin
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Các số liệu sau khi tác giả thu thập được sẽ sắp xếp theo trình tự thời gian và quy về cùng một thời điểm khi so sánh. Áp dụng phương pháp này, tác giả sử dụng các hàm tính toán cơ bản trong excel để tính toán các mức độ biến động như: tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, số lượng; tỷ lệ để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng (giảm) của năm sau so với năm trước… từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm để phân tích nguyên nhân của sự tăng (giảm) đó, qua đó dự báo biến động chỉ tiêu nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo.
- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu.
- Ứng dụng thang đo Likert Scale đo lường kết quả nghiên cứu: Đề tài sử dụng thang đo Likert Scale để đánh giá sự hài lòng của nhân dân với sự phục vụ của công chức, viên chức thể hiện dưới dạng bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.
Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ hài lòng như sau:
Mức Khoảng Mức đánh giá
5 4.20 - 5.00 Rất hài lòng (Rất tốt) 4 3.40 - 4.19 Hài lòng (Tốt)
3 2.60 - 3.39 Bình thường (Trung bình) 2 1.80 - 2.59 Không hài lòng (kém)
- Sử dụng kiểm định Cronchbach’s alpha để phân tích độ tin cậy của số liệu thực hiện khảo sát: Kiểm định Cronchbach’s alpha được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá chất lượng các thang đo đã xây dựng. Mục đích của việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (Khả năng giải thích cho một vấn đề nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát trong mô hình thông qua hệ số Cronchbach’s alpha và loại bỏ những biến không đạt yêu cầu. Theo Nunnally (1978), thang đo tốt nhất là thang đó có hệ số Cronchbach’s alpha của tổng thể có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0.