Quan điểm và mục tiêu phát triển đội ngũ công chức, viên chức tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 92)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đội ngũ công chức, viên chức tỉnh

4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đội ngũ công chức, viên chức tỉnh Bắc Kạn

4.1.1.1. Quan điểm phát triển

Đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức là một khâu quan trọng của công tác cán bộ, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển. Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là khi thực hiện Nghị quyết của Đảng “về chiến lược thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đã có bước phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Xác định việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, Ban Tổ chức đã tham mưu với Tỉnh ủy xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015 - 2020”. Hằng năm, Tỉnh ủy đều ban hành kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên chọn cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát huy sở trường của từng để bố trí, sắp xếp đúng người, đúng việc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, số lượng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước và ngoại ngữ, tin học... ngày càng tăng. Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã cử 336 công chức, viên chức đi đào tạo thạc sĩ, 15 cán bộ, công chức đi đào tạo tiến sĩ, 04 cán bộ tham gia đào thạc sĩ, tiến sĩ theo Đề án 165 tại nước ngoài; 1.898 cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh tham gia học đại học các chuyên ngành; 566 cán bộ, công chức, viên chức tham gia học cao cấp lý luận chính trị; 698 cán bộ, công chức, viên chức tham gia học trung cấp lý luận chính trị.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện thường xuyên, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và các địa phương đã tổ chức bồi dưỡng cho hơn 15.508 lượt cán bộ, công chức về nghiệp vụ công tác dân vận, kiểm tra, tổ chức, tuyên giáo, văn phòng cấp uỷ, quản lý nhà nước, tiếng

dân tộc thiểu số, quốc phòng, an ninh... Năm 2014 được sự quan tâm của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy đã tổ chức được 01 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo, QL nhiệm kỳ 2015 - 2020, 02 lớp cập nhật kiến thức cho 355 cán bộ lãnh đạo, QL. Tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giảng dạy đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Gắn với công tác đào tạo, tỉnh đã ban hành và thực hiện chính sách đối với đi học như Quyết định số 3329/2009/QĐ-UBND quy định việc hỗ trợ kinh phí, quyền lợi và trách nhiệm của người được cử đi đào tạo bác sĩ theo địa chỉ giai đoạn 2009 - 2017 và đào tạo trình độ cao giai đoạn 2009 - 2015. Trong bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm đã chú trọng đến trẻ, nữ, khoa học kỹ thuật được đào tạo cơ bản, tạo động lực khuyến khích đội ngũ vươn lên học tập, nghiên cứu và công tác.

Những kết quả đó đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của tỉnh trong những năm vừa qua.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đạt chuẩn về chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 02-ĐA/TU ngày 30 tháng 6 năm 2016 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là người đứng đầu đáp ứng với yêu cầu giai đoạn 2016-2020. Đề án đã đưa ra nhiều giải pháp tổng thể xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, trong đó có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Trong đó, đổi mới toàn diện, đồng bộ về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, công chức để nâng cao chất lượng. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy của các cơ sở đào tạo theo hướng chọn lọc, thiết thực, phù hợp với từng loại chức danh; chú trọng phương pháp, kinh nghiệm thực thi công vụ, kỹ năng công tác và phong cách lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ công chức từ tỉnh đến cơ sở. Chủ động phối hợp với các cơ quan trung ương, các học viện, các trường đại học để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức của tỉnh; mời có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tiễn, tham gia giảng dạy, bồi dưỡng.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình học tập, rèn luyện của học viên; tiếp tục đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm thực chất; theo dõi, đánh giá về hiệu quả sử dụng, trưởng thành của đội ngũ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục thực hiện chủ

trương bố trí cử cán bộ, công chức lên học tập, bồi dưỡng thực tế tại các phòng, ban, cơ quan cấp huyện.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển

Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém về công tác cán bộ, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XI) đã quyết nghị một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhất là người đứng đầu đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2020, 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước có cơ cấu công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm; 95% đội ngũ công chức cấp tỉnh, huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; 6% trở lên cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện có trình độ trên đại học; 100% viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; 95% cán bộ, công chức, viên chức tỉnh đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định; phấn đấu 95% cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, huyện đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số) theo quy định; 65%, công chức và 20% viên chức cấp tỉnh, huyện có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% và 70% công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước phù hợp; mỗi năm có 20% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, cập nhật kiến thức mới và bồi dưỡng theo chức danh…

Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, chú ý lấy chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm làm thước đo để đánh giá, phân loại. Mục tiêu hàng năm có ít nhất 82% thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được đánh giá, phân loại hoàn thành xuất sắc, 25% hoàn thành tốt, 1,5% hoàn thành và 1,5% chưa hoàn thành nhiệm vụ. Các địa phương, đơn vị cũng đã thực hiện nhận xét đánh giá đối với, công chức thuộc thẩm quyền quản lý, đảm bảo 100%, công chức được nhận xét đánh giá hàng năm. Việc đánh giá ngày càng phản ánh thực chất về năng lực, mức độ hoàn thành công việc được giao, đảm bảo đúng quy trình, quy định và phân cấp quản lý. Từ việc đánh giá đúng đã giúp cho cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh có căn cứ để tuyển chọn nguồn đưa vào quy hoạch, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của tỉnh.

Thực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, ngành trong tỉnh đã thường xuyên, nghiêm túc, đảm bảo sự đồng bộ từ dưới lên, quy hoạch cấp dưới là căn cứ để xây dựng quy hoạch cấp trên, phương án quy hoạch ở các cấp, các ngành trong tỉnh cơ bản đã thực hiện được phương châm “động” và “mở”, đảm bảo số lượng từ 2 đến 3 người cho một chức danh quy hoạch. Quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp đạt tỷ lệ từ 1,5 - 2 lần trở lên so với số ủy viên đương nhiệm theo quy định... Qua đó từng bước khắc phục được tình trạng khép kín trong quy hoạch, nguồn quy hoạch đã được mở rộng giữa các cấp, các ngành và các khối;

Duy trì tỷ lệ nữ, trẻ tuổi và là người dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị và đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ; phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và trình độ của thuộc diện quy hoạch ngày càng được nâng cao; phương án quy hoạch của các cấp, các ngành luôn được xem xét, đánh giá bổ sung, điều chỉnh hàng năm.

Cấp ủy các cấp cũng đã chủ động gắn quy hoạch với bố trí sử dụng cán bộ. Việc chuẩn bị nhân sự để đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý, nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp, nhân sự HĐND, UBND các cấp và nhân sự quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý trong những năm qua được thực hiện thuận tiện, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và chất lượng.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hàng năm, tỉnh luôn phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị theo cả 2 hình thức tập trung và không tập trung để đảm bảo thuận lợi cho, công chức, viên chức tham gia học tập và công tác. Phấn đấu năm 2020, tỉnh cử thêm 2.505 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo đại học; 881 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, trường Chính trị tỉnh mở được các lớp trung cấp lý luận chính trị cho 3.000 học viên tham gia. Sau đào tạo, bồi dưỡng cơ bản được bố trí, sử dụng đúng quy hoạch, phù hợp với năng lực, sở trường, phát huy khả năng, sức sáng tạo trong lĩnh vực công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 92)