Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4.Bài học kinh nghiệm rút ra

Trước hết, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn cần nhận thức được vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC tại Sở cần rất nhiều thời gian và tâm huyết. Do vậy muốn làm tốt điều này lãnh đạo Sở phải cụ thể hóa thành những mục tiêu và chiến lược cụ thể trong từng thời kỳ, giai đoạn. Trong những thời kỳ này Sở phải đánh giá được những kết quả đạt được và có những giải pháp, kế hoạch cho thời kỳ tiếp theo.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC tại Sở, lãnh đạo Sở cần quan tâm và chú trọng đến công tác quy hoạch, tuyển dụng CCVC đảm bảo công tác tuyển dụng khách quan, công bằng, minh bạch để có thể thu hút người tài, người có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trong thời gian sau.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CCVC, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hoá gắn với quy hoạch.Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ đảm bảo chuẩn hoá chức danh, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng CCVC, Sở cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá CCVC định kỳ nhằm phát hiện những CCVC thực hiện tốt nhiệm vụ để có chế độ khích lệ, khen thưởng kịp thời, những trường hợp CCVC vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế lao động thì cần thực thi các biện pháp kỷ luật phù hợp nhằm mang tính răn đe, đưa hoạt động của cả bộ máy vào khuôn khổ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, đơn vị.

Đồng thời, Lãnh đạo Sở cần tham mưu với lãnh đạo tỉnh và các Sở có liên quan để làm tốt chính sách đối với CCVC về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, về hoạt động thể dục thể thao tăng cường thể lực cho CCVC, về chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chính sách khác nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần tương xứng cho CCVC chuyên tâm công tác.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn?

- Giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp:

Những vấn đề về lý luận trong đề tài được đúc rút từ các giáo trình quản trị nhân lực, các đề tài nghiên cứu về đội ngũ công chức, viên chức trong cả nước.

Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê của Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn, các phòng cấp huyện, thành phố Bắc Kạn và các tài liệu đã được đăng tải trên báo chí, tạp san, các đề tài khoa học trung ương và địa phương.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Tài liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp các công chức, viên chức tại Sở giao thông Vận tải tỉnh và phỏng vấn người dân đã làm việc với đội ngũ công chức, viên chức Sở GTVT thông quan hệ thống bảng câu hỏi được thiết kế và in sẵn. Đối với bảng hỏi công chức, viên chức Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn, vì tổng thể mẫu nhỏ nên tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, số lượng người được hỏi là 108 người.

Đối với bảng hỏi dành cho nhân dân đến làm việc tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn, đề tài sử dụng công thức Yamane (1996) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn. Đề tài sử dụng mức e = 9,99%, tính toán cho kết quả như sau: n = 104.728/(1 + 104.728*0,0992) = 100 người. (104.728 người là con số thống kê người dân đến làm việc tại Sở trong 3 năm 2015 - 2017).

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

2.2.2.1. Phương pháp phân tích thông tin

Sử dụng excel, để tính toán, xử lý số liệu thu thập được, phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, từ đó tạo lập các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ biểu thị các chỉ tiêu phân tích.

2.2.2.2. Phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Các số liệu sau khi tác giả thu thập được sẽ sắp xếp theo trình tự thời gian và quy về cùng một thời điểm khi so sánh. Áp dụng phương pháp này, tác giả sử dụng các hàm tính toán cơ bản trong excel để tính toán các mức độ biến động như: tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, số lượng; tỷ lệ để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng (giảm) của năm sau so với năm trước… từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm để phân tích nguyên nhân của sự tăng (giảm) đó, qua đó dự báo biến động chỉ tiêu nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo.

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu.

- Ứng dụng thang đo Likert Scale đo lường kết quả nghiên cứu: Đề tài sử dụng thang đo Likert Scale để đánh giá sự hài lòng của nhân dân với sự phục vụ của công chức, viên chức thể hiện dưới dạng bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.

Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ hài lòng như sau:

Mức Khoảng Mức đánh giá

5 4.20 - 5.00 Rất hài lòng (Rất tốt) 4 3.40 - 4.19 Hài lòng (Tốt)

3 2.60 - 3.39 Bình thường (Trung bình) 2 1.80 - 2.59 Không hài lòng (kém)

- Sử dụng kiểm định Cronchbach’s alpha để phân tích độ tin cậy của số liệu thực hiện khảo sát: Kiểm định Cronchbach’s alpha được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá chất lượng các thang đo đã xây dựng. Mục đích của việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (Khả năng giải thích cho một vấn đề nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát trong mô hình thông qua hệ số Cronchbach’s alpha và loại bỏ những biến không đạt yêu cầu. Theo Nunnally (1978), thang đo tốt nhất là thang đó có hệ số Cronchbach’s alpha của tổng thể có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của công chức, viên chức

- Sức khỏe loại A: thể lực tốt, không mang bệnh tật gì. - Sức khỏe loại B: thể lực trung bình.

- Sức khỏe loại C: thể lực yếu, không đủ khả năng lao động.

Tỷ lệ CCVC có sức khỏe loại i =

Số lượng CCVC có trạng thái sức khỏe loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ lao động có sức khỏe loại i chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số lao động nghiên cứu. Nếu tỷ lệ lao động có trạng thái sức khỏe loại A chiếm tỷ trọng lớn cho thấy chất lượng CCVC về thể lực là tốt, ngược lại nếu tỷ lệ lao động có trạng thái sức khỏe loại C, loại B lớn là biểu hiện về chất lượng CCVC về thể lực còn yếu, cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng CCVC về thể lực.

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của công chức, viên chức

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ chuyên môn là trình độ ở các cấp bậc khác nhau mà công chức viên chức đã qua đào tạo và được minh chứng bằng các văn bằng chứng chỉ. Những văn bằng chứng chỉ này ngoài để phân biệt các cấp bậc đào tạo, còn là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ công chức. Bên cạnh đó, văn bằng cũng có nghĩa rất quan trọng trong việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương trong cơ quan. Trong luận văn, các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: số lượng CCVC được đào tạo trung cấp, đại học, sau đại học, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, chuyên ngành được đào tạo.

Tỷ lệ CCVC có trình độ chuyên

môn kỹ thuật loại i =

Số lượng CCVC có trình độ chuyên môn kỹ thuật

loại i x 100% Tổng số lượng CCVC

Chỉ tiêu này cho biết chất lượng của đội ngũ CCVC tại đơn vị nghiên cứu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Nếu đơn vị có tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học, trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ đội ngũ CCVC của đơn vị có sự hiểu biết, nhận thức và khả năng thực hành lĩnh vực đó tốt hơn. Nếu tỷ lệ CCVC có trình độ nghề hoặc sơ cấp (trung cấp, cao đẳng) chiếm tỷ trọng lớn thì đòi hỏi trong thời gian tới, đơn vị cần có kế hoạch cử CCVC đi học nâng cao trình độ hoặc động viên bản thân CCVC tự tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của công chức, viên chức

Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Do đó, công chức, viên chức cần phải có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước để thực hiện tốt các công việc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trình độ lý luận chính trị được chia thành nhiều trình độ khác nhau từ sơ cấp l luận chính trị trở lên. Trình độ quản lý nhà nước gồm cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Chỉ tiêu số lượng CCVC có trình độ LLCT loại I và số lượng CCVC có trình độ quản lý nhà nước loại i. Các chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ CCVC có trình độ LLCT loại i = Số lượng CCVC có trình độ LLCT loại i x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Tỷ lệ CCVC có trình độ QLNN loại i = Số lượng CCVC có trình độ QLNN loại i x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu biểu hiện kinh nghiệm của CCVC: thâm niên công tác

Thâm niên công tác là tổng thời gian thực tế CCVC làm việc tại một đơn vị, một cơ quan, chỉ tiêu này thể hiện mức độ về kinh nghiệm của CCCVC. Theo đó,

người có thâm niên công tác càng lâu sẽ có khả năng am hiểu và có nhiều kinh nghiệm hơn về vị trí làm việc và các yêu cầu của công việc, từ đó khả năng xử lý công việc và các vấn đề phát sinh sẽ tốt hơn.

Tỷ lệ CCVC có thâm niên công

tác loại i

=

Số lượng CCVC có thâm niên công tác loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu về kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là những kỹ năng cần thiết để CCVC hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Số CCVC thực hiện tốt kỹ năng i là số người trong đơn vị có thể vận dụng tốt kỹ năng i trong công việc (i = kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành chính, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng ra quyết định...)

Tỷ lệ CCVC thực hành tốt kỹ năng

loại i

=

Số lượng CCVC có thể vận dụng tốt kỹ năng i

trong công việc x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu về ý thức xã hội

Mức độ CCVC tuân thủ các nội quy, quy định của đơn vị và chấp hành mọi quy định của pháp luật.

Số lượng CCVC không vi phạm kỷ luật của đơn vị là tổng số CCVC của đơn vị không có hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan. Số CCVC vi phạm kỷ luật là tổng số người đã có hành vi vi phạm kỷ luật của đơn vị bằng tất cả các mức độ.

Tỷ lệ CCVC vi

phạm kỷ luật =

Số lượng CCVC vi phạm kỷ luật

x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu ngạch CCVC

Ngạch công chức là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ.

Số CCVC đạt ngạch loại i là số người trong đơn vị có ngạch công chức loại i (i = chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự, nhân viên)

Tỷ lệ CCVC

ngạch loại i =

Số lượng CCVC ngạch loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát về Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn trước giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân pháp là một tỉnh nghèo, giao thông vận tải đi lại vô cùng khó khăn, bị chia cắt bởi núi cao, sông sâu. Đường giao thông chủ yếu là đường đất, sụt lún bốn mùa, nhất là vào mùa mưa.

* Giai đoạn từ năm 1945 -1975

Đây là thời kỳ toàn tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng của cải để kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. Theo cơ cấu chung của cả nước khi đó, tỉnh Bắc Kạn thống nhất cơ quan GTVT là các Ty giao thông.

- Cuối năm 1955, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định tách Ty Giao thông công chính thành 2 ty: Ty Giao thông - Bưu điện và Ty Thuỷ lợi - Kiến trúc. Ty Giao thông Bưu điện có khoảng hơn 20 cán bộ, nhân viên. Bộ máy cơ quan Ty Giao thông - Bưu điện Bắc Kạn thời kỳ này có: Ban hành chính; Ban quản lý đường, cầu và kiến thiết cơ bản; Ban vận tải - thống kê; Ban kế toán - Tài vụ và 3 đơn vị trực thuộc là: Hạt giao thông Bạch Thông, Hạt giao thông Chợ Đồn, Hạt giao thông Chợ Rã, mỗi Hạt có 2 Cung giao thông, mỗi Cung có từ 4 - 10 cán bộ, công nhân (Tổng quân số 3 Hạt có từ 40 - 60 cán bộ, công nhân viên).

- Đến cuối năm 1957, Ty giao thông - Bưu điện có thêm các đơn vị thanh niên xung phong (gọi là các đơn vị kiến thiết cầu đường) gồm các C (đại đội), mỗi C có khoảng 120 người. Thời kỳ này, tổng số cán bộ, công nhân, viên chức toàn Ngành GTVT có khoảng 700 người, trong đó có trên 10 cán bộ, công nhân có trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 42)