Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của công chức, viên chức

- Sức khỏe loại A: thể lực tốt, không mang bệnh tật gì. - Sức khỏe loại B: thể lực trung bình.

- Sức khỏe loại C: thể lực yếu, không đủ khả năng lao động.

Tỷ lệ CCVC có sức khỏe loại i =

Số lượng CCVC có trạng thái sức khỏe loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ lao động có sức khỏe loại i chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số lao động nghiên cứu. Nếu tỷ lệ lao động có trạng thái sức khỏe loại A chiếm tỷ trọng lớn cho thấy chất lượng CCVC về thể lực là tốt, ngược lại nếu tỷ lệ lao động có trạng thái sức khỏe loại C, loại B lớn là biểu hiện về chất lượng CCVC về thể lực còn yếu, cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng CCVC về thể lực.

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của công chức, viên chức

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ chuyên môn là trình độ ở các cấp bậc khác nhau mà công chức viên chức đã qua đào tạo và được minh chứng bằng các văn bằng chứng chỉ. Những văn bằng chứng chỉ này ngoài để phân biệt các cấp bậc đào tạo, còn là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ công chức. Bên cạnh đó, văn bằng cũng có nghĩa rất quan trọng trong việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương trong cơ quan. Trong luận văn, các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: số lượng CCVC được đào tạo trung cấp, đại học, sau đại học, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, chuyên ngành được đào tạo.

Tỷ lệ CCVC có trình độ chuyên

môn kỹ thuật loại i =

Số lượng CCVC có trình độ chuyên môn kỹ thuật

loại i x 100% Tổng số lượng CCVC

Chỉ tiêu này cho biết chất lượng của đội ngũ CCVC tại đơn vị nghiên cứu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Nếu đơn vị có tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học, trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ đội ngũ CCVC của đơn vị có sự hiểu biết, nhận thức và khả năng thực hành lĩnh vực đó tốt hơn. Nếu tỷ lệ CCVC có trình độ nghề hoặc sơ cấp (trung cấp, cao đẳng) chiếm tỷ trọng lớn thì đòi hỏi trong thời gian tới, đơn vị cần có kế hoạch cử CCVC đi học nâng cao trình độ hoặc động viên bản thân CCVC tự tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của công chức, viên chức

Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Do đó, công chức, viên chức cần phải có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước để thực hiện tốt các công việc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trình độ lý luận chính trị được chia thành nhiều trình độ khác nhau từ sơ cấp l luận chính trị trở lên. Trình độ quản lý nhà nước gồm cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Chỉ tiêu số lượng CCVC có trình độ LLCT loại I và số lượng CCVC có trình độ quản lý nhà nước loại i. Các chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ CCVC có trình độ LLCT loại i = Số lượng CCVC có trình độ LLCT loại i x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Tỷ lệ CCVC có trình độ QLNN loại i = Số lượng CCVC có trình độ QLNN loại i x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu biểu hiện kinh nghiệm của CCVC: thâm niên công tác

Thâm niên công tác là tổng thời gian thực tế CCVC làm việc tại một đơn vị, một cơ quan, chỉ tiêu này thể hiện mức độ về kinh nghiệm của CCCVC. Theo đó,

người có thâm niên công tác càng lâu sẽ có khả năng am hiểu và có nhiều kinh nghiệm hơn về vị trí làm việc và các yêu cầu của công việc, từ đó khả năng xử lý công việc và các vấn đề phát sinh sẽ tốt hơn.

Tỷ lệ CCVC có thâm niên công

tác loại i

=

Số lượng CCVC có thâm niên công tác loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu về kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là những kỹ năng cần thiết để CCVC hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Số CCVC thực hiện tốt kỹ năng i là số người trong đơn vị có thể vận dụng tốt kỹ năng i trong công việc (i = kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành chính, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng ra quyết định...)

Tỷ lệ CCVC thực hành tốt kỹ năng

loại i

=

Số lượng CCVC có thể vận dụng tốt kỹ năng i

trong công việc x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu về ý thức xã hội

Mức độ CCVC tuân thủ các nội quy, quy định của đơn vị và chấp hành mọi quy định của pháp luật.

Số lượng CCVC không vi phạm kỷ luật của đơn vị là tổng số CCVC của đơn vị không có hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan. Số CCVC vi phạm kỷ luật là tổng số người đã có hành vi vi phạm kỷ luật của đơn vị bằng tất cả các mức độ.

Tỷ lệ CCVC vi

phạm kỷ luật =

Số lượng CCVC vi phạm kỷ luật

x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chỉ tiêu ngạch CCVC

Ngạch công chức là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ.

Số CCVC đạt ngạch loại i là số người trong đơn vị có ngạch công chức loại i (i = chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự, nhân viên)

Tỷ lệ CCVC

ngạch loại i =

Số lượng CCVC ngạch loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC của đơn vị

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát về Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn trước giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân pháp là một tỉnh nghèo, giao thông vận tải đi lại vô cùng khó khăn, bị chia cắt bởi núi cao, sông sâu. Đường giao thông chủ yếu là đường đất, sụt lún bốn mùa, nhất là vào mùa mưa.

* Giai đoạn từ năm 1945 -1975

Đây là thời kỳ toàn tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng của cải để kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. Theo cơ cấu chung của cả nước khi đó, tỉnh Bắc Kạn thống nhất cơ quan GTVT là các Ty giao thông.

- Cuối năm 1955, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định tách Ty Giao thông công chính thành 2 ty: Ty Giao thông - Bưu điện và Ty Thuỷ lợi - Kiến trúc. Ty Giao thông Bưu điện có khoảng hơn 20 cán bộ, nhân viên. Bộ máy cơ quan Ty Giao thông - Bưu điện Bắc Kạn thời kỳ này có: Ban hành chính; Ban quản lý đường, cầu và kiến thiết cơ bản; Ban vận tải - thống kê; Ban kế toán - Tài vụ và 3 đơn vị trực thuộc là: Hạt giao thông Bạch Thông, Hạt giao thông Chợ Đồn, Hạt giao thông Chợ Rã, mỗi Hạt có 2 Cung giao thông, mỗi Cung có từ 4 - 10 cán bộ, công nhân (Tổng quân số 3 Hạt có từ 40 - 60 cán bộ, công nhân viên).

- Đến cuối năm 1957, Ty giao thông - Bưu điện có thêm các đơn vị thanh niên xung phong (gọi là các đơn vị kiến thiết cầu đường) gồm các C (đại đội), mỗi C có khoảng 120 người. Thời kỳ này, tổng số cán bộ, công nhân, viên chức toàn Ngành GTVT có khoảng 700 người, trong đó có trên 10 cán bộ, công nhân có trình độ trung cấp, sơ cấp kỹ thuật giao thông, bưu điện. Cơ quan Ty Giao thông Bưu điện có 1 chi bộ với khoảng 3-4 đảng viên.

- Ngày 21-2-1961, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định thành lập Ty Giao thông vận tải - Thuỷ bộ. Cuối năm 1961, đổi tên là Ty Giao thông vận tải.

Bộ máy Ty Giao thông vận tải thời kỳ gồm có 5 phòng: Phòng tổ chức - hành chính; Phòng quản lý đường sá; Phòng vận tải; Phòng thống kê - kế hoạch; Phòng Tài vụ. Cuối năm 1963, các phòng nói trên được tổ chức thành 7 tổ: Tổ hành chính - tổ chức; Tổ thống kê - kế hoạch; Tổ quản lý đường sá; Tổ khảo sát - thiết kế; Tổ

vận tải; Tổ giao thông vận tải nông thôn; Tổ tài vụ. Tổng số cán bộ, công nhân viên có khoảng 40 người.

Các đơn vị trực thuộc Ty Giao thông vận tải gồm có:

+ Đoạn bảo dưỡng đường bộ II có các hạt 1, 2, 3; Xưởng sửa chữa công cụ làm nhiệm vụ bảo dưỡng, duy tu đường quốc lộ số 3, đường Phủ Thông - Chợ Rã, đường thị xã Bắc Kạn - Chợ Đồn với khoảng 300 cán bộ, công nhân viên.

+ Đội công trình I, II, III gồm có các B làm nhiệm vụ mở đường Chợ Đồn - Chợ Rã; đường Thác Giềng - Na Rì với khoảng 100 cán bộ, công nhân viên.

+ Trạm xe quốc doanh có 7 cán bộ, công nhân viên, do đồng chí Dịp Phù Lường làm Trạm trưởng. Trạm có 2 xe tải, mỗi xe có trọng tải trên 5,5 tấn.

+ Bến xe khách có 3 cán bộ, công nhân viên, do đồng chí Bế Văn Tiến làm Trưởng bến. Bến xe khách có 1 xe khoảng 30 chỗ ngồi, chạy bằng than củi.

- Đến đầu năm 1965, Ngành giao thông vận tải tỉnh có: khoảng 700-800, công nhân viên chức. Ban lãnh đạo có 3 đồng chí, Toàn Đảng bộ có hơn 100 đảng viên sinh hoạt ở 11 chi bộ. Toàn Ngành có khoảng 600 công đoàn viên. Ban chấp hành công đoàn có 7 đồng chí. Hội phụ nữ có khoảng gần 200 hội viên, Ban Chấp hành hội có 5 đồng chí.

Kể từ khi hợp nhất 2 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái, lực lượng Ngành giao thông vận tải chuyên nghiệp trên địa bàn Bắc Kạn gồm có:Đoạn bảo dưỡng đường bộ II, Bộ máy văn phòng Đoạn có từ 15 - 19 người gồm:Tổ hành chính - tổ chức, Tổ kế hoạch kỹ thuật + xe máy, Tổ tài vụ + vật tư, Xưởng sửa chữa cầu phà + công, Đội công trình sản xuất vật liệu, đội Cầu có 50 cán bộ, công nhân viên và 7 hạt trực thuộc.

* Giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 -1996)

Từ nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, tháng 4-1977, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ II (vòng 2) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ tới, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ tại Sở giao thông Vận tải: "Việc phát triển đường thuỷ và giao thông nông thôn chưa được coi trọng nên chưa góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển, chưa khai thác được tài nguyên phong phú ở miền núi".

Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ II (vòng 2), cán bộ, công nhân viên chức Ngành giao thông vận tải tiếp tục được củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức từ Ty xuống cơ sở, phát triển

các ngành, nghề bảo đảm giao thông vận tải, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Lực lượng giao thông vận tải hoạt động trên địa bàn Bắc Kạn có khoảng 600công nhân viên chức, được tổ chức ở các đơn vị gồm:

- Hạt giao thông đường bộ 1, 2 và cung giao thông Phủ Thông có khoảng gần 200, công nhân viên, trong đó có hơn 20 đảng viên.

- Hạt giao thông đường bộ Ngân Sơn có 70 cán bộ, công nhân viên trong đó có 6 đảng viên phụ trách từ Nà Phặc đến đỉnh đèo Cao Bắc.

- Hạt giao thông đường bộ Hà Hiệu, từ Nà Phặc - Đèo Côlia có 40 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 4 đảng viên.

- Hạt giao thông đường bộ 6, từ thị trấn Bắc Kạn - Bằng Lũng. - Hạt giao thông đường bộ 8, từ Bằng Lũng - Bình Trung - Kéo Mác. - Hạt giao thông đường bộ 9, từ Bằng Lũng - hồ Ba Bể.

- Hạt giao thông đường bộ Na Rì, từ Thác Giềng - Yến Lạc, Na Rì.

- Hạt giao thông đường bộ Chợ Rã, từ Phủ Thông - Chợ Rã có 65 cán bộ, công nhân viên trong đó có 10 đảng viên.

Ngày 28- 6-1979, Ty Giao thông vận tải Bắc Thái ra quyết định số 387:

- Hợp nhất Đoạn bảo dưỡng đường bộ II và Đoạn bảo dưỡng đường bộ 1 hợp nhất thành Đoạn quản lý đường bộ Bắc Thái. Trụ sở của Đoạn quản lý đường bộ Bắc Thái đóng ở khu vực km số 6 đường từ Thái Nguyên - Hà Nội.

- Thành lập Hạt Giao thông đường bộ Bạch Thông gồm Hạt 1, hạt 2, cung giao thông Phủ Thông và Bến phà thị xã Bắc Kạn với 123 cán bộ, công nhân viên.

- Thành lập Đội công trình cầu đường II gồm 2 đội duy tu sửa chữa cầu đường và đội sản xuất vật liệu với 52 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có 3 đảng viên.

Qua hơn 20 năm (1975-1996), trong điều kiện đất nước vừa có chiến tranh, vừa phải đối phó với kiểu chiếu tranh phá hoại nhiều mặt của địch, ngành giao thông vận tải và lực lượng giao thông vận tải nhân dân Bắc Kạn đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hệ thống giao thông vận tải liên tỉnh, liên huyện và giao thông nông thôn đã có bước phát triển đồng bộ, hình thành 1 mạng lưới giao thông vận tải thông suốt từ tỉnh xuống xã, thôn bản. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh vận tải từng bước phát triển nhanh sang nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, năng lực sản xuất từng bước được giải phóng và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển và phục vụ kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh ngày càng vững mạnh trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới.

* Giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (1997 - 2015)

Ngày 9-1-1997, Sở giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh, gồm 17 cán bộ, công chức, trong đó 6 đảng viên. Ngày 15-1-1997, Đảng uỷ các cơ quan tỉnh ra quyết định thành lập Chi bộ văn phòng Sở giao thông Vận tải. Tuy số lượng còn thiếu nhiều nhưng tổ chức bộ máy cơ quan Sở giao thông Vận tải vẫn được kiện toàn cơ bản đủ số các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ chính gồm:

- Phòng Tổ chức hành chính gồm: 4 đồng chí, Phòng Kinh tế kế hoạch có 3 đồng chí, phòng Quản lý vận tải có 2 đồng chí, phòng Quản lý giao thông gồm4 đồng chí,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại sở giao thông vận tải tỉnh bắc kạn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)