1.2.2.1. Khái niệm Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là những hành động, thao tác có chủ định của trẻ trên cơ sở vận dụng những tri thức, hiểu biết về đối tượng QS kết hợp với trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, chú ý, cảm xúc và hứng thú của trẻ nhằm xác định một cách chính xác, đầy đủ những đặc điểm, tính chất đặc trưng, mối quan hệ, sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng phù hợp với mục đích QS đặt ra.
Điều này có nghĩa:
- Thứ nhất, KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là KN cần thiết của hoạt động nhận thức, cung cấp những hiểu biết về đặc điểm đặc trưng, những dấu hiệu, thuộc tính, màu sắc, tính chất, những biểu hiện bên ngoài cũng như những thuộc tính ẩn chứa bên trong của đối tượng QS, giúp giải quyết những nhiệm vụ nhận thức đặt ra cho trẻ.
- Thứ hai, KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được xem xét từ góc độ năng lực hoạt động của trẻ, nghĩa là những hành động, những thao tác có chủ định trong quá trình tri giác đối tượng phụ thuộc rất nhiều vào vốn tri thức, kinh nghiệm, hứng thú, sự kiên trì tập trung chú ý cao độ của mỗi cá nhân trẻ trong quá trình QS.
1.2.2.2. Cấu trúc kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Tác giả Đặng Thành Hưng [30, tr.27] khi nghiên cứu về KN nói chung đã đưa ra nhận định: “Mọi KN đều có cấu trúc chung như nhau, chỉ nội dung cụ thể của mỗi thành tố cấu trúc đó mới có sự khác biệt tùy theo đó là KN nào”. Theo tác giả, cấu trúc KN nói chung gồm 4 thành phần cơ bản:
1) Hệ thống thao tác được tổ chức linh hoạt;
2) Trình tự logic của quá trình thực hiện các thao tác; 3) Các quá trình điều chỉnh hành động;
4) Nhịp độ thực hiện và cơ cấu thời gian.
ra trong nghiên cứu của mình cấu trúc KNQS trẻ mẫu giáo của sinh viên gồm: 1) KN thiết kế nhiệm vụ QS;
2) KN thực hiện kĩ thuật QS và lưu giữ thông tin; 3) KN xử lí dữ liệu QS;
4) KN đánh giá và ra quyết định điều chỉnh và QS lại;
5) KN áp dụng kết quả QS để ra quyết định về tác động giáo dục trẻ.
Đồng quan điểm với tác giả Trịnh Thị Xim, nhóm tác giả Trần Thị Oanh, Nguyễn Thị Hiền [47] cũng xây dựng được cấu trúc KNQS học sinh tiểu học của GV gồm những thành tố phù hợp với sự phát triển của học sinh tiểu học:
1) KN thiết kế nhiệm vụ và các kĩ thuật QS;
2) KN thực hiện nhiệm vụ QS và sử dụng các kĩ thuật QS khi thực hiện nhiệm vụ; 3) KN lưu giữ thông tin bằng các kĩ thuật thích hợp và xử lí thông tin đó thành dữ liệu; 4) KN đánh giá dữ liệu và ra quyết định điều chỉnh QS hoặc QS lại nếu cần; 5) KN phân tích kết quả điều chỉnh và kết quả QS lại;
6) KN áp dụng kết quả QS để ra quyết định về dạy học, giáo dục hoặc nghiên cứu tiếp tục học sinh và việc học của các em.
Kế thừa các quan điểm trên và dựa vào đặc điểm phát triển cũng như đặc điểm KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, có thể xác định KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi gồm các KN thành phần sau:
(1) Kĩ năng xác định nhiệm vụ QS
Đây là KN định hướng cho toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động QS của trẻ. Khi xác định chính xác nhiệm vụ QS, trẻ dễ dàng lựa chọn những cách thức thực hiện nhiệm vụ QS phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động này. KN này của trẻ được biểu hiện như sau:
- Trẻ tiếp nhận hay tự mình xác định nhiệm vụ QS tuỳ thuộc từng hoàn cảnh và đối tượng QS khác nhau.
- Trình bày được mục tiêu, nhiệm vụ QS đã xác định khi được yêu cầu. (Cần QS những gì? Để thực hiện được nhiệm vụ QS đó thì cần làm những gì?...).
(2) Kĩ năng sử dụng phương thức QS
Thể hiện ở việc trẻ lựa chọn sử dụng và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác vận động, vị giác, khứu giác) và các công cụ hỗ trợ (kính, cân, thước đo, máy ảnh…) phù hợp để tiếp xúc, khảo sát đối tượng QS nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ QS đã đề ra. Biểu hiện:
- Trẻ biết phối hợp sử dụng những phương thức khảo sát đối tượng bằng các giác quan khác nhau (thị giác, thính giác, xúc giác vận động, vị giác, khứu giác), biết sử dụng các công cụ hỗ trợ (kính, cân, thước đo, máy ảnh…) một cách linh hoạt, không cần người lớn nhắc nhở, định hướng.
- Trẻ sử dụng các giác quan để tiếp xúc trực tiếp với đối tượng QS theo một trình tự thích hợp. Sau khi xác định nhiệm vụ QS, sử dụng thị giác để nhìn bao quát đối tượng, xác định những cái chủ yếu và cái thứ yếu của đối tượng QS, lựa chọn các giác quan phù hợp để khảo sát đối tượng, phát hiện những dấu hiệu đặc trưng của đối tượng sau đó QS bao quát trở lại bằng thị giác để củng cố thông tin đã QS được.
(3) Kĩ năng phát hiện và mô tả kết quả QS
Trẻ phát hiện, gọi tên và mô tả được những dấu hiệu đặc trưng của đối tượng QS theo yêu cầu, nhiệm vụ QS đặt ra. KN phát hiện và mô tả kết quả QS thể hiện:
- Trẻ phát hiện, chỉ ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng QS và gọi tên các dấu hiệu đó (Những dấu hiệu nào? Đặc trưng của dấu hiệu? Tên gọi của những dấu hiệu ấy là gì? …) - Mô tả lại bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ trực quan những kết luận QS về các dấu hiệu, đặc điểm, đặc trưng của đối tượng QS và giải thích lí do đưa ra kết luận QS đó để mọi người cùng biết.
(4) Kĩ năng đánh giá, đối chiếu kết quả QS
KN này đòi hỏi tính khách quan khi nhận định kết quả QS đã đạt được. Trẻ đã biết kiểm tra, đánh giá và đối chiếu kết quả QS với nhiệm vụ QS đặt ra ban đầu, cụ thể:
- Trẻ tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ QS của bản thân, có những hành động điều chỉnh cách thức QS (nếu cần) cho phù hợp với đối tượng QS hơn, đối chiếu kết quả QS đạt được với nhiệm vụ QS đặt ra ban đầu (có hoàn thành nhiệm vụ QS không? Làm đúng hay sai? Tại sao? Cần làm gì để lần QS sau đạt kết quả tốt hơn?).
- Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của bạn từ đó đưa ra những ý kiến phù hợp nhất với phần việc cụ thể mà bạn đó thực hiện so với nhiệm vụ QS đặt ra.
Những KN thành phần trên được cụ thể hóa trong những thành tố của hoạt động QS, mỗi thao tác, mỗi hành động mang những nét đặc trưng riêng nhưng lại quan hệ mật thiết, hỗ trợ tác động qua lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chỉnh thể trong tiến trình QS, phù hợp với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.