Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 90 - 91)

72 48,0 Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về

2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổ

2.2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Biểu đồ 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

a/ Những thuận lợi:

Thuận lợi về phía trẻ được 39,2% GVMN lựa chọn, họ cho rằng trẻ rất thích QS và tạo hình với VLTN vì sức hấp dẫn mới lạ của loại vật liệu này.

Thuận lợi từ phía GV có tỉ lệ 33,3% GVMN lựa chọn. Các GVMN được hỏi đều cho rằng: Các cô giáo mầm non rất yêu nghề, yêu trẻ, khéo léo và say mê tìm tòi sáng tạo những cái mới, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

Những thuận lợi về cơ sở vật chất và các yếu tố ảnh hưởng khác có tỉ lệ GVMN lựa chọn ít hơn, lần lượt là 18,3% và 9,2%. Thuận lợi về cơ sở VC được các GVMN chỉ ra là các nhà trường mầm non đều trang bị cơ sở vật chất tốt nhất cho những giờ học chắp ghép và tạo hình của trẻ. Những thuận lợi khác như: Hải Dương là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn và màu mỡ chia 2 vùng chính là vùng trung du và đồng bằng vì vậy nguồn VLTN của địa phương rất đa dạng, phong phú, dễ tìm kiểm, có thể sưu tầm từ cuộc sống xung quanh của trẻ.

b/ Những khó khăn:

Theo đánh giá của GV thì những khó khăn mà họ gặp phải khi sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ trước hết từ phía trẻ, hầu hết trẻ chưa thực sự cảm nhận và khai thác được những nét đặc trưng thẩm mỹ của VLTN sử dụng trong HĐCG, kĩ thuật tạo hình với VLTN của trẻ còn rất hạn chế nên sản phẩm chắp ghép trẻ tạo ra chưa thực sự hấp dẫn và thu hút, hiệu quả HĐCG chưa cao. Nguyên nhân một phần là trẻ chưa biết cách lựa chọn và sử dụng các phương thức QS phù hợp với đối tượng và lười sử dụng ngôn ngữ để mô tả kết quả QS, GVMN đã nhận thức được vấn đề này nhưng vì sĩ số trẻ trong mỗi lớp mầm non quá đông nên các GV không có khả năng quan tâm, điều chỉnh, uốn nắn và rèn luyện cho từng trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.

Khó khăn thứ hai là thiếu cơ sở vật chất, chủ yếu là thiếu nguồn VLTN đa dạng. Các trường mầm non hầu hết đều nằm trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, do tốc độ đô thị hoá ở các thành phố nên quỹ đất dành cho thiên nhiên, sân vườn ngày càng eo hẹp trong các nhà trường cũng như trong cuộc sống xung quanh của trẻ, VLTN ngày càng khan hiếm, điều này tạo ra những khó khăn trong công tác tìm kiếm nguồn VLTN để tổ chức HĐCG cho trẻ. Ý kiến này có tỉ lệ ý viên đánh giá cao nhất 43,3%. Giải pháp thay thế hay được GVMN lựa chọn là sử dụng những vật liệu nhân tạo, vật liệu tái sử dụng vừa đẹp vừa bền để trang trí và tạo môi trường mà không phải đầu tư nhiều thời gian đi tìm kiếm, sưu tầm.

gian làm việc của GVMN trong một ngày quá dài và dàn trải, ngoài ra áp lực về công việc cũng tương đối nhiều, GVMN phải đầu tư phải soạn giáo án, xây dựng các loại kế hoạch giáo dục, làm đồ dùng đồ chơi, tiếp cận với sự thay đổi và phát triển liên tục của chương trình GDMN.

Một số ít ý kiến khác chiếm 5,8% cho rằng nội dung phát triển KNQS chưa được đề cập và cụ thể hoá trong nội dung phát triển HĐTH và HĐCG trong chương trình GDMN nên trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ, GVMN chưa thực sự chú ý phát triển KN này.

Khi tiến hành phỏng vấn GVMN nhằm tìm hiểu cụ thể hơn nữa về những khó khăn và thuận lợi của họ trong quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cô giáo Nguyễn Thị H (trường mầm non Hải Tân) cho biết thêm: “Có rất nhiều loại VLTN khó bảo quản, ví dụ vào mùa thu có rất nhiều lá vàng đẹp, trẻ rất thích QS và có nhiều ý tưởng tạo hình cùng chiếc lá đó, nhưng GV sưu tầm và bảo quản chỉ sau vài ngày những chiếc lá ấy đã biến màu, không còn sức hấp dẫn ban đầu với trẻ nữa”. Đây cũng là một khó khăn và thử thách mà các GVMN gặp phải khi tổ chức HĐCG với loại vật liệu này. Ngoài ra cô giáo Nguyễn Thị H cũng cho biết “Một số phụ huynh còn chưa có nhận thức đúng về những giờ học này, họ luôn lo sợ giờ học không đảm bảo yếu tố vệ sinh và an toàn cho trẻ”, đây cũng là nguyên nhân làm giảm hứng thú và sự nhiệt tình của GVMN với hoạt động này.

2.2.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Một số yếu tố xuất phát từ đặc điểm, sự phát triển của cá nhân trẻ, một số yếu tố từ khả năng của GV nhưng cũng có một số yếu tố từ môi trường giáo dục trong trường mầm non, gia đình, cộng đồng và các hoạt động văn hoá xã hội diễn ra xung quanh trẻ. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w