trong hoạt động chắp ghép
a/ Nội dung phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép
- Bồi dưỡng khả năng khám phá, tìm hiểu đối tượng miêu tả, nắm bắt đặc điểm, cấu trúc, chất liệu của đối tượng miêu tả;
- Bồi dưỡng khả năng lựa chọn chất liệu, vật liệu tạo hình để nắm được những đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ của vật liệu tạo hình;
- Bồi dưỡng khả năng nắm bắt quá trình tạo dựng sản phẩm chắp ghép, điều chỉnh sự phù hợp, tương thích giữa biểu tượng về đối tượng miêu tả mà trẻ hình thành trong đầu với sản phẩm mà trẻ sẽ hoàn thiện.
- Bồi dưỡng khả năng ngắm nhìn, đánh giá và thưởng thức kết quả tạo hình, cảm nhận những đặc điểm thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật, sáng tạo mà mình đã tạo nên trong sản phẩm đó từ đó kích thích trẻ tiếp tục hào hứng tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo tiếp theo.
b/ Cách thức phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động chắp ghép
Để phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG, người GV cần hiểu rõ quá trình hình thành KNQS và phương pháp tổ chức HĐCG cho trẻ để lựa chọn những cách thức tác động phù hợp qua đó rèn luyện những KN thành phần trong cấu trúc
KNQS của trẻ. Cụ thể:
- Cần tạo không gian, môi trường giáo dục cho HĐCG hấp dẫn, mới lạ để hình thành hứng thú QS, giúp trẻ có nhận thức đầy đủ về mục đích, nhiệm vụ QS: Biết phải QS những gì, QS như thế nào;
- Hướng dẫn trẻ cách thức tiến hành quá trình QS: Từ bao quát toàn bộ - tách ra QS tập trung từng phần - QS bao quát;
- Hướng dẫn trẻ biết sử dụng các phương thức QS: Quan sát chủ yếu bằng xúc giác vận động; Quan sát chủ yếu bằng thị giác; Quan sát bằng việc phối hợp các giác quan; Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS để thu thập thông thông tin đầy đủ và chính xác nhất về vật liệu tạo hình và đối tượng miêu tả trong HĐCG;
- Sử dụng phối hợp các phương pháp QS bao gồm: Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành trải nghiệm. Ngoài ra, để kích thích xúc cảm, hình thành tình cảm thẩm mĩ của trẻ cần đặc biệt chú ý sử dụng ngôn ngữ giàu hình tượng (kết hợp bài thơ, câu đố, bài hát phù hợp) khi mô tả vật liệu tạo hình hay đối tượng miêu tả trong HĐCG.