Phối hợp các phương pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 56 - 57)

- Phương pháp trình bày trực quan: Đây là các cách thức tổ chức hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp tiếp xúc, QS toàn diện các loại VLTN. Bao gồm các tác động sư phạm như: Lựa chọn, phân loại VLTN phù hợp đề tài tạo hình; Tổ chức không gian trưng bày và giới thiệu VLTN. Giáo viên thực hiện các thao tác mẫu khảo sát các đối tượng miêu tả và vật liệu tạo hình, giúp trẻ theo dõi kỹ những chỉ dẫn cho hành động QS, các thao tác tri giác mẫu, những lời chỉ dẫn, giải thích có thể trình bày trực tiếp trước trẻ hoặc gián tiếp qua các phương tiện nghe nhìn. Để nâng cao hiệu quả quá trình QS, giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn các sản phẩm mẫu trực quan phù hợp với vốn hiểu biết, xúc cảm tình cảm, hứng thú thẩm mĩ của trẻ, giúp trẻ liên hệ các kinh nghiệm QS đã có.

- Phương pháp dùng lời nói: Khi tổ chức cho trẻ quan sát VLTN, giáo viên cần tích cực sử dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. Các hoạt động như đàm thoại, trò chuyện, giải thích, hỏi - trả lời, đọc thơ, kể chuyện, sử dụng bài hát, chia sẻ, nhận xét, … sẽ kích thích hứng thú, hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng QS, tăng cường hiệu quả, khả năng sử dụng KNQS để tiếp nhận thông tin đầy đủ về đối tượng QS. Ngôn ngữ nói giúp trẻ thu thập nhiều dữ liệu về các đặc điểm, tính chất của đối tượng QS, mở rộng vốn từ và hỗ trợ trẻ hiểu ý nghĩa, hình thành các khái niệm. Cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và trả lời, so sánh đặc điểm của các đối tượng QS, nói lên những suy nghĩ về kết quả QS, phân tích và phán đoán, chia sẻ ý tưởng sáng tạo trong HĐCG dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm QS. Để tăng hiệu quả cho phương pháp này, GV nên kết hợp những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, thái độ, khuyến khích trẻ kiên trì, tự tin khi QS để khám phá VLTN hay những đối tượng miêu tả trong HĐCG. Nên thường xuyên cổ vũ cho sự cố gắng của trẻ trong quá trình QS bằng những lời khen, những lời động viên đúng lúc, đúng chỗ để kích thích những xúc cảm tích cực của trẻ.

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Việc sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, luyện tập, sử dụng KNQS theo các nhiệm vụ tạo hình. Quá trình sử dụng VLTN trong thực hành, trải nghiệm để phát triển KNQS diễn ra theo các bước: (1) Cho trẻ tiếp xúc, QS trực tiếp đối tượng (VLTN, các sản phẩm chắp ghép từ VLTN, những phương thức tạo hình với VLTN…); (2) Giúp trẻ nhớ lại, tổng hợp, khái quát hoá kết quả QS, đưa những biểu tượng những kinh nghiệm QS vào hoạt động sáng tạo sản phẩm chắp ghép; (3) Cho trẻ cùng nhau chia sẻ cách thức QS, giải thích, miêu tả kết quả QS trong HĐCG; (4) Giúp trẻ tích cực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm QS vào những bối cảnh tạo hình khác nhau với đối tượng QS và đối tượng miêu tả khác nhau trong HĐCG. Có thể áp dụng phương pháp này như sau:

+ Thực hành rèn luyện KNQS thông qua các tình huống có vấn đề là cách thức tốt nhằm kích thích hứng thú QS: GV đưa ra các tình huống cụ thể trong HĐCG để trẻ phải nỗ lực tìm kiếm VLTN, khai thác những đặc điểm thẩm mỹ của VLTN bằng những cách khác nhau để xây dựng những ý tưởng sáng tạo trong HĐCG. Các tình huống đa dạng sẽ giúp trẻ vận dụng linh hoạt những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy nhờ KNQS của mình để sử dụng VLTN thể hiện các đề tài chắp ghép.

+ Thực hành rèn luyện KNQS thông qua các trò chơi tạo hình là cách thức dạy học rất phù hợp với độ tuổi mầm non. GV tạo ra các hoàn cảnh tạo hình mang tính vui chơi, sử dụng các trò chơi chắp ghép với các loại VLTN để kích thích xúc cảm, giúp trẻ chủ động, tích cực độc lập trong QS, khám phá, tích lũy biểu tượng về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và tưởng tượng, hình thành các sáng kiến tạo hình với VLTN.

+ Thực hành tìm tòi sáng tạo trong QS cũng là một phương thức trải nghiệm tích cực để KNQS của trẻ được củng cố, phát triển: Tùy theo khả năng của từng trẻ và các nhóm trẻ mà GV sẽ đưa ra nhiệm vụ tạo hình mang tính mở, đòi hỏi trẻ phải tích cực tự tìm kiếm đề tài trong các chủ đề, tự lựa chọn các đối tượng miêu tả và tích cực vận dụng KNQS để khai thác những VLTN phù hợp. Các thông tin mà trẻ tự thu thập được từ quá trình QS sẽ được trẻ sử dụng để thể hiện những ý tưởng tạo hình mới mẻ từ VLTN, tạo cơ hội cho trẻ tích cực huy động vốn kinh nghiệm QS, phân tích, so sánh những đặc điểm hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu trúc VLTN nhằm tìm ra những cách thức tạo hình thú vị.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w