Biện pháp 2: Tạo tình huống có vấn đề trong HĐCG giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát VLTN

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 104 - 110)

72 48,0 Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về

3.2.2. Biện pháp 2: Tạo tình huống có vấn đề trong HĐCG giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát VLTN

đích, nhiệm vụ quan sát VLTN

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Tập cho trẻ thích ứng với các bối cảnh, nhiệm vụ tạo hình khác nhau để luôn tích cực trong quá trình QS, tìm kiếm vật liệu, phương tiện tạo hình, tìm hiểu VLTN và sử dụng chúng một cách sáng tạo trong sản phẩm chắp ghép. Kích thích hứng thú, nhu cầu QS, thúc đẩy trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ QS ở các tình huống khác nhau, tự giác tìm ra những phương thức QS phù hợp để lựa chọn các loại VLTN phù hợp với nội dung miêu tả của đề tài chắp ghép.

- Tạo điều kiện cho trẻ huy động, vận dụng những kiến thức, hiểu biết đã có vào những hoàn cảnh mới, với điều kiện khác nhau để tìm hiểu đối tượng QS mới; Các tình huống có vấn đề và việc giải quyết vấn đề sẽ góp phần tích cực hoá quá trình QS, giúp trẻ nhanh chóng tìm ra mối liên hệ hình thái giữa các loại VLTN với những hình tượng nghệ thuật cần thể hiện.

3.2.2.2.Nội dung và cách tiến hành

Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề để kích thích trẻ tích cực QS và sử dụng VLTN trong HĐCG

- Các tình huống có vấn đề thường xuất hiện khi tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Tình huống có vấn đề khi tổ chức HĐCG sử dụng VLTN có thể là:

(2) Hoàn cảnh tạo hình có một số mâu thuẫn về đồ dùng, vật liệu tạo hình hay trẻ thiếu hụt thông tin, vốn biểu tượng cần được giải quyết bằng QS bổ sung;

(3) Những nhiệm vụ chắp ghép mới mẻ, gây một số trở ngại về trí tuệ cho trẻ;

(4) Những yêu cầu phối hợp vật liệu tạo hình trong miêu tả xuất hiện khi trẻ chưa biết cách giải thích;

(5) Một quá trình nào đó của thực tế HĐCG đòi hỏi trẻ phải tìm hiểu, suy nghĩ, đề ra và lựa chọn phương án tạo hình thích hợp nhất (tình huống loại này thường có trong HĐTH theo nhóm);…

- Một số loại tình huống có thể xây dựng trong HĐCG nhằm kích thích trẻ QS

Có thể đưa vào một số tình huống có vấn đề trong HĐCG thúc đẩy trẻ QS sau: + Tình huống mô tả: Trẻ phải trình bày về những gì sẽ chắp ghép, về cách làm, cách lựa chọn phương tiện và quá trình thực hiện, kể cả về kết quả dự kiến sản phẩm chắp ghép từ VLTN.

+ Tình huống đề cập tới quá trình và cách thức chắp ghép: Trẻ có ít thông tin về đối tượng miêu tả; thiếu vật liệu và công cụ thực hiện; không có sẵn mẫu để sao chép và bắt chước cách sử dụng VLTN. Tình huống loại này luôn luôn chứa đựng một số khó khăn không dễ giải quyết, cần QS vật liệu tạo hình và suy nghĩ.

+ Tình huống mà trẻ phải tự nêu ra vấn đề và giải quyết: GV nêu chủ đề và yêu cầu về kết quả chắp ghép có sử dụng VLTN. Trẻ phải lựa chọn đề tài cụ thể, tìm đối tượng miêu tả, xác định nội dung miêu tả, tìm kiếm các loại vật liệu tạo hình cần thiết, phù hợp bao gồm VLTN. Trẻ phải tự thực hành những điều do tình huống đưa ra với sự hỗ trợ của GV.

+ Tình huống tham gia trình diễn: Đây là loại tình huống tổng hợp. Trẻ cùng nhau hợp tác, thực hiện HĐCG, trình bày thông qua hình thức hoạt động tập thể hoặc đóng vai (hình thức chơi). Các nhóm trẻ cùng GV tham dự vào tình huống qua tất cả các khâu: Suy nghĩ và lựa chọn đối tượng miêu tả phù hợp chủ đề chung, QS để tìm kiếm vật liệu tạo hình đa dạng, phù hợp với đề tại và nội dung miêu tả cụ thể, phối hợp VLTN với các vật liệu khác, thực hiện HĐCG từ VLTN có đặc điểm phù hợp đối tượng miêu tả và ý tưởng tạo hình, sử dụng VLTN linh hoạt để tạo các sản phẩm chắp ghép và tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, ngắm nghía, thưởng thức sản phẩm chắp ghép, nêu sự thành công trong sử dụng VLTN để đánh giá hiệu quả KNQS, lựa chọn vật liệu tạo hình. Để giải quyết tình huống loại này, trẻ trong các nhóm cần hiểu nhau, cần có cả KN nhận thức và cả những KN xã hội.

Ví dụ: Khi trẻ thực hiện cuộc triển lãm với chủ đề “Đón Noel”, trẻ sẽ cùng nhau suy nghĩ, QS và lựa chọn VLTN là: những quả thông khô, các khúc gỗ, cành cây khô, phụ kiện dây buộc, hột, hạt, … sau đó bàn bạc lựa chọn và thực hiện ý tưởng tạo hình các đối tượng miêu tả là những cây thông noel kết từ những nhánh cây khô, các khung ảnh được trang trí bằng cành cây và những chiếc cúc áo nhiều màu, các bức phù điêu, những con búp bê từ quả thông, đế nến từ mảnh gỗ và các phụ kiện khác, những chiếc tất nhiều màu, dây trang trí kết từ quả thông và các hột hạt khô… phù hợp với chủ đề Noel. Cuối cùng cô và trẻ sẽ cùng nhau bàn bạc những phương án trang trí và tiến hành trưng bày VLTN và các sản phẩm chắp ghép trẻ làm ra vào góc lớp theo chủ đề Noel, cùng nhau thưởng thức và đánh giá kết quả buổi triển lãm.

- Những điều cần lưu ý khi xây dựng tình huống có vấn đề trong HĐCG sử dụng VLTN:

(1) Mối liên hệ của trẻ và GV với thực tế môi trường thiên nhiên, sự phong phú của VLTN cho quá trình chắp ghép;

(2) Các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm chắp ghép, tạo hình từ VLTN mà trẻ đã từng làm quen qua các chủ đề - những hình mẫu gợi mở ý tưởng và huy động kinh nghiệm QS của trẻ;

(3) Các đề tài chắp ghép có thể cần thực hiện với yêu cầu phải QS và sử dụng VLTN; (4) Các góc nhìn đa chiều về cách sử dụng vật liệu tạo hình có thể gợi mở cho trẻ để kích thích trẻ QS, tìm kiếm VLTN cho HĐCG;

(5) Những thuận lợi, khó khăn có thể khai thác nhằm tạo những mâu thuẫn cần giải quyết trong QS và sử dụng VLTN cho HĐCG.

- Tính chất của các loại tình huống có vấn đề được xây dựng trong chương trình nghiên cứu của luận án này:

+ Tình huống thúc đẩy trẻ tiếp xúc thiên nhiên, tích cực QS thiên nhiên để thu thập thông tin về đặc điểm thẩm mỹ của VLTN (Màu sắc, hình dáng, tính chất bề mặt, cấu trúc, chất liệu…), hình thành vốn biểu tượng, hiểu biết về những nét đặc trưng thẩm mĩ tương đối khó phát hiện của VLTN, tìm ra những nét tương đồng của VLTN với sản phẩm chắp ghép bằng các thao tác trí tuệ như so sánh, đối chiếu, phân tích hình thái,…

+ Tình huống yêu cầu trẻ phải khái quát hóa, liên tưởng trong quan sát VLTN để kết nối đặc điểm VLTN với hình tượng của đối tượng miêu tả, đưa ra ý tưởng tạo hình, khai thác các đặc điểm độc đáo của VLTN và suy tính phương thức lựa chọn, phối hợp VLTN để thực hiện dự định của HĐCG. Chẳng hạn: Bài tập QS để tận dụng màu sắc, hình dáng, tính chất bề mặt, cấu trúc, chất liệu… của VLTN phù hợp với nội dung miêu tả chủ đề

“Thế giới Động vật” hay chủ đề “Thời tiết các mùa”.

+ Tình huống phải bù đắp sự thiếu hụt vật liệu tạo hình hoặc sử dụng vật liệu thay thế phù hợp bằng QS và lựa chọn VLTN. Những vật liệu có thể có sẵn trong nguồn đồ dùng học tập mà GV trang bị hoặc ở môi trường. Các tình huống có vấn đề loại này gây một số khó khăn, mâu thuẫn đòi hỏi trẻ phải tự tổ chức QS bổ sung, lặp lại các hành động QS, rèn luyện các KNQS để lựa chọn và sử dụng thành công VLTN trong HĐCG.

+ Tình huống tạo hình đa dạng yêu cầu trẻ phải có cách QS, tìm kiếm VLTN đáp ứng sự phát triển của nội dung tạo hình và sản phẩm tạo hình. Sự thay đổi luân phiên của các hình thức tạo hình: Chắp ghép theo mẫu – tạo hình theo biểu tượng QS trực tiếp; Chắp ghép theo đề tài cho sẵn - tạo hình phối hợp các kinh nghiệm QS trước đó;

Chắp ghép theo đề tài tự chọn – phối hợp kinh nghiệm QS với biểu tượng QS trực tiếp để bổ sung, thể hiện hình tượng chắp ghép một cách sáng tạo. Sự phát triển của bài tập chắp ghép buộc trẻ phải vận dụng các phương thức QS khác nhau để khảo sát các đối tượng: từ khảo sát sự vật đơn lẻ, dần tới khảo sát các nhóm sự vật có mối liên hệ, rồi tới QS các nhóm sự vật trong khung cảnh tự nhiên, đời sống xã hội. Trẻ phải phối hợp phương thức QS trực tiếp với tri giác lại (hồi tưởng lại) các kinh nghiệm QS đã có và phối hợp các biểu tượng được xây dựng trong tưởng tượng. Các tình huống miêu tả như

vậy khiến trẻ phải luôn động não, luôn tích cực tìm thông tin từ QS và huy động vốn biểu tượng QS một cách linh hoạt để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.

+ Tình huống để trẻ phải QS thường xuyên, đối chiếu giữa sản phẩm chắp ghép đang được thực hiện với VLTN trong quá trình miêu tả để thể hiện đúng ý tưởng chắp ghép bằng VLTN. Những tình huống loại này đặt ra yêu cầu trẻ tự theo dõi, đánh giá hiệu quả KNQS, liên kết biểu tượng và điều chỉnh KNQS, đảm bảo tính phù hợp của kinh nghiệm QS được sử dụng với yêu cầu tạo hình bằng VLTN.

*/ Một số ví dụ về tình huống cụ thể của HĐCG:

- Bài tập “Làm con Cào cào” bằng một số loại lá. GV đưa ra một số loại lá và mô hình con Cào cào được làm từ lá cây để trả QS và đoán …. (gây khó cho QS và sự lựa chọn). Đặt câu hỏi QS: “Hãy chỉ ra những đặc điểm của các loại lá phù hợp với cách thể hiện các bộ phận của chú Cào cào trong mẫu”; Gợi mở: “Tàu lá dừa này có những đặc điểm gì?”, “ Người ta có thể làm được những sản phẩm gì từ lá dừa?”,

- Bài tập “Tạo hình những sinh vật nhỏ” từ các loại hạt và que: GV đặt vấn đề cho trẻ suy nghĩ về đối tượng miêu tả: “Với những loại vỏ quả và hạt khô này chúng ta có thể làm ra những sản phẩm gì?”, “Những chi tiết con vật có hình giống loại VLTN nào, hãy kết nối”,… Những tình huống đó sẽ kích thích trẻ QS để tìm ra những điểm giống, khác nhau về hình thái giữa VLTN với hình ảnh đối tượng tạo hình và các chi tiết, bộ phận của chúng.

- Bài tập “Hoàn thành tác phẩm dở dang”: GV yêu cầu trẻ tìm kiếm phương tiện và hoàn thành sản phẩm chắp ghép từ VLTN chưa hoàn chỉnh (thiếu một vài chi tiết), yêu cầu trẻ QS kỹ và chỉ ra những chi tiết còn thiếu trên sản phẩm chắp ghép dở dang và tìm những VLTN có những đặc điểm phù hợp để chắp ghép thành tác phẩm hoàn chỉnh.

- Bài tập “Tìm vật liệu thay thế”: Trẻ được giao nhiệm vụ chắp ghép một số mô hình, đồ chơi cho chủ đề “Quê hương”. Các vật liệu tạo hình và công cụ do GV chuẩn bị cho trẻ rất sơ sài, yêu cầu trẻ lựa chọn đối tượng miêu cụ thể nhưng những vật liệu đang có không đủ để thể hiện, cần tìm kiếm thêm vật liệu thay thế ngoài thiên nhiên. Nhiệm vụ tự tìm kiếm vật liệu thay thế cho nhiệm vụ chắp ghép ở đây đã tạo tình huống xác định nhiệm vụ QS rất rõ.

- Căn cứ vào độ khó của tình huống cũng như thời điểm diễn ra các hoạt động trong quá trình tổ chức HĐCG, GV luôn dành ra một khoảng thời gian nhất định để trẻ suy nghĩ, cùng nhau thảo luận, tìm ra những phương thức quan sát VLTN hay đối tượng miêu tả để giải quyết vấn đề mà HĐCG đặt ra

Bước 2: Hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề

Để giúp trẻ tập giải quyết vấn đề mà các tình huống đặt ra, cần giúp trẻ luôn bám sát nội dung miêu tả và điều kiện cho quá trình chắp ghép từ VLTN để tập xác định mục đích QS, nhiệm vụ QS, cách tiến hành QS để giải quyết vấn đề. Giáo viên có thể khuyến khích trẻ giải quyết các tình huống có vấn đề theo quy trình sau:

- Cho trẻ nhận diện tình huống miêu tả và điều kiện thực hiện nhiệm vụ tạo hình trong HĐCG, từ đó xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát VLTN;

- Giúp trẻ xác định đối tượng QS phù hợp yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tạo hình cụ thể; - Gợi ý cho trẻ các phương thức QS, các kỹ thuật QS phù hợp đối tượng khảo sát và tình huống QS;

- Khuyến khích trẻ QS tích cực, phối hợp các giác quan để khảo sát VLTN một cách hiệu quả bằng xúc giác vận động, thị giác, thính giác, khứu giác,… khen ngợi những phát hiện tinh nhạy trong quá trình QS và những phương án thú vị trong giải quyết vấn đề bằng QS;

- Cho trẻ cùng nhau trực tiếp trải nghiệm bằng thực hành, thử nghiệm các thao tác QS với các loại VLTN có đặc điểm khác nhau, chia sẻ kinh nghiệm và kết quả QS, bàn luận để cùng nhau lựa chọn cách thức vận dụng kinh nghiệm QS vào giải quyết vấn đề của đề tài chắp ghép;

- Phối hợp những câu hỏi gợi mở, những gợi ý bằng trực quan hình ảnh, bổ sung những câu chuyện, bài thơ, bài hát, câu đố… phù hợp với đối tượng QS, gây hứng thú, dẫn dắt, kích thích tính tò mò, lôi cuốn sự chú ý của trẻ đến những đặc điểm khó nhận biết của đối tượng QS, giải thích ý nghĩa của hình thái, cấu trúc đối tượng QS, giúp trẻ nhanh chóng tìm được các mối liên hệ hình ảnh đối tượng QS với sản phẩm chắp ghép cần thể hiện;

- Khuyến khích trẻ QS bổ sung, lặp lại trong những tình huống trẻ gặp khó khăn như: thông tin về VLTN thiếu hụt, chưa tìm ra kĩ thuật tạo hình phù hợp khai thác các đặc điểm vật liệu trong HĐCG... Quan sát bổ sung sẽ nâng cao hứng thú, củng cố hiểu biết về đặc điểm VLTN và giúp trẻ trải nghiệm KNQS sâu sắc hơn, phát hiện những điều thú vị, mới mẻ từ đó thành công hơn trong quá trình chắp ghép, tạo các sản phẩm sinh động hơn;

- Giáo viên có thể cố tình đưa ra một số cách giải quyết sai (nhầm lẫn) về cách sử dụng VLTN trong tạo hình để kích thích trẻ QS kỹ càng, bổ sung hiểu biết về vật liệu và phát hiện cái sai trong giải quyết tình huống của GV, đồng thời suy nghĩ, tìm lựa chọn đúng, phù hợp. Đây là một biện pháp khá thú vị, kích thích tính tích cực, sự tự tin của trẻ trong giải quyết vấn đề;

- Động viên trẻ giải thích nguyên nhân của những thiếu sót hay thành công khi sử dụng VLTN trong các tình huống có vấn đề để chỉ ra sự cần thiết của việc tích cực QS, tìm kiếm vật liệu phù hợp với nhiệm vụ tạo hình.

*/ Một số ví dụ về cách hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề bằng QS:

- Ví dụ 1: Giáo viên cho trẻ QS mô hình “chú Cào cào” làm từ lá dừa có thể đậu trên mặt phẳng, sau đó cô bỏ đi đôi chân của chú Cào cào. Tình huống xảy ra là chú Cào cào đổ nghiêng (vì thiếu chân). GV đặt câu hỏi kích thích trẻ QS và suy ngẫm: “Con có biết vì sao chú Cào cào bị đổ nghiêng không?”, “Làm sao cho nó đứng được như thật?”, “Cần bổ sung bộ phận nào để chú Cào cào hoàn thiện và có thể đứng được?”, “Con hãy tìm VLTN tương ứng để tạo ra bộ phận còn thiếu của chú Cào cào”,... Trẻ tò mò và bị thu hút, nhanh chóng QS kỹ mô hình chú Cào cào tết từ lá dừa để phát hiện thiếu sót, chỉ ra bộ phận còn thiếu (đôi chân) và tìm ra VLTN phù hợp cũng như cách sử dụng chúng để tạo nên bộ phận còn thiếu trên mô hình chú Cào cào.

- Ví dụ 2: Khi làm mẫu mô hình Chú Nghé từ lá mít, GV tạo tình huống: “Làm

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w