g/ Đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường
1.6. Yêu cầu về lựa chọn và bảo quản vật liệu thiên nhiên sử dụng trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ
dụng trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Vật liệu thiên nhiên được sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non là một loại phương tiện dạy học đặc biệt, mang tính thẩm mỹ, rất độc đáo, vô cùng hấp dẫn và luôn thu hút sự chú ý, QS của trẻ, khơi dậy ở trẻ hứng thú và nhu cầu khám phá những điều chưa biết. Khi sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ cần chú ý những yêu cầu sau:
a/ Yêu cầu về lựa chọn VLTN
- Về chủng loại và nguồn gốc: Vật liệu thiên nhiên rất đa dạng (vật liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay nguồn gốc từ thiên nhiên vô sinh), có thể cùng trẻ sưu tầm hay thu lượm ở mọi nơi xung quanh khu vực trẻ sống, giúp trẻ trải nghiệm KNQS, phân biệt các loại VLTN phù hợp với yêu cầu tạo hình.
- Về tính chất thẩm mỹ: Các thuộc tính, đặc điểm, tính chất thẩm mỹ và tính năng tạo hình của VLTN thể hiện ở hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu trúc, kết cấu bề mặt, độ bền trong tạo hình… cần cho trẻ QS, phân loại theo yêu cầu của nội dung tạo hình. Một số VLTN có thể sử dụng trực tiếp, tận dụng cấu trúc tự nhiên của chúng trong hoạt động tạo hình (lá, loại quả, hạt, cành cây khô hay vỏ của một số con vật như vỏ trai, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng…), một số VLTN khác lại cần xử lý và chỉ sử dụng khi đã tạo nên tính chất cần thiết cho sự thể hiện hình tượng phù hợp.
b/ Yêu cầu về bảo quản và trưng bày VLTN
- Bảo quản VLTN cho HĐCG: Khi dạy trẻ QS, sưu tầm VLTN và sử dụng trong HĐCG, giáo viên nên tổ chức cho trẻ QS, tiếp xúc với từng loại VLTN để trẻ nắm bắt được những nét đặc trưng cơ bản của VLTN từ đó tìm ra những phương án bảo quản, sắp xếp phù hợp với đặc trưng riêng của từng loại VLTN. GV cùng trẻ QS kĩ lại các loại VLTN, cùng nhau phân loại theo các đặc điểm và ý tưởng chắp ghép, làm sạch, phơi khô hoặc xử lý, loại bỏ những vật liệu không không phù hợp làm phương tiện tạo hình, sắp xếp VLTN trong các hộp, giá, ngăn đựng phù hợp với đặc điểm của từng loại vật liệu, thuận tiện cho trẻ QS.
- Trưng bày VLTN: Đây là một trong những yêu cầu rất đáng chú ý để phát triển óc QS và hứng thú QS: Không gian trưng bày, cách bố trí các khu vực, sự phân loại và trang trí khu trưng bày cần có trật tự, phù hợp khả năng tri giác của trẻ, hấp dẫn, kích thích xúc cảm và thu hút khả năng nhận thức. Không gian sắp đặt, trưng bày VLTN cũng cần thuận tiện cho khả năng di chuyển và QS của trẻ, giúp trẻ dễ nhận diện, dễ tiến hành các thao tác khảo sát để phát hiện các đặc điểm thẩm mỹ và tính năng tạo hình của VLTN.
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chứchoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi