g/ Đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.
nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
a/ Nhận thức của GVMN về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Nhận thức của GVMN lượngSố
(SL)
Tỉ lệ (%)
1
Là quá trình dạy học bằng trực quan giúp GV khai thác và sử dụng VLTN như loại đồ dùng dạy học chính để tổ chức các hình thức HĐCG cụ thể với mục tiêu cơ bản là rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
45 30,0
2
Là quá trình GV dạy cho trẻ biết cách xác định nhiệm vụ QS và lựa chọn các phương thức QS phù hợp trong quá trình tổ chức
HĐCG sử dụng VLTN. 25 16,7
3 Là quá trình GV dạy cho trẻ biết cách phát hiện và mô tả đốitượng QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. 38 25,3 4 Là quá trình GV dạy cho trẻ biết đánh giá, đối chiếu kết quảQS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. 42 28,0
Bảng 2.6 cho thấy, nhận thức của GVMN về vấn đề sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 chưa thật đồng đều, phân tán, trong đó chỉ có 30% GV có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, cho rằng “Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 là quá trình dạy học bằng trực quan giúp GV khai thác và sử dụng VLTN như loại đồ dùng dạy học chính để tổ chức các hình thức HĐCG cụ thể với mục tiêu cơ bản là rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”. Số lượng GVMN còn lại chiếm 70% nhận thức chưa đầy đủ, còn lệch, thiếu, họ đưa ra những nhận định việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG chỉ phát triển 1 KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ, trong đó 16,7% nhận định “là quá trình dạy cho trẻ biết cách xác định nhiệm vụ QS và lựa chọn các phương thức QS phù hợp”, 25.3% nhận định “là quá trình GV dạy cho trẻ biết cách phát hiện và mô tả đối tượng QS” Và 28% nhận định “là quá trình GV dạy cho trẻ biết đánh giá, đối chiếu kết quả QS”.
Kết quả trên chứng tỏ, đa số GV được khảo sát nhận thức chưa đầy đủ về KNQS của trẻ và bản chất việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong một thể thống nhất và logic. Qua trò chuyện với cô Phạm Thị O. (Trường mầm non Thanh Bình) chúng tôi được biết: "Phần lớn GV mầm non ít được đào tạo, bồi dưỡng và trang bị các kiến thức liên quan đến phát triển KNQS cho trẻ cũng như vấn đề sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, nên nhiều GV cũng chưa hiểu rõ về bản chất của hoạt động này, vì vậy mà HĐCG sử dụng VLTN hiện nay vẫn đang được thực hiện nhưng chất lượng và hiệu quả phát triển KNQS cho trẻ chưa cao".
b/ Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Kết quả thu được ở biểu đồ 2.1 cho thấy, các GV trong diện điều tra đều đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. 77% ý kiến cho rằng sử dụng VLTN trong HĐCG là rất cần thiết với quá trình phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, bởi họ ý thức rất rõ vai trò của HĐCG sử dụng VLTN sẽ tạo ra môi trường với những điều kiện cần thiết cho quá trình rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 23% ý kiến nhận định sử dụng VLTN trong HĐCG là cần thiết với quá trình phát triển KNQS của trẻ, những GV lựa chọn mức độ này cũng nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS và đã tổ chức hoạt động này thường xuyên trong thực tiễn. Không có ý kiến nào đánh giá việc sử dụng VLTN trong HĐCG không cần thiết với quá trình phát triển KNQS của trẻ.
Kết quả trên cho thấy, mặc dù phần lớn GV chưa nhận thức đúng về bản chất của việc phát triển KNQS cho trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN nhưng họ đều nhận thức rất rõ về mức độ cần thiết phải sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển phát triển KNQS cho trẻ. Cô giáo Nguyễn Ngọc H (trường mầm non Hải Tân) chia sẻ: “VLTN có sức thu hút với trẻ rất lớn, khi thường xuyên được tiếp xúc và chắp ghép với VLTN, trẻ tích cực QS, khám phá những vật liệu thân thiện này và dễ dàng nảy sinh những ý tưởng sáng tạo với những vật liệu đó. Trẻ rất thích thú với những VLTN khi được tiếp xúc và tạo hình như reo lên khi phát hiện những điều mới lạ, trầm trồ khi nhìn thấy những sản phẩm chắp ghép đẹp, lạ từ VLTN. Khi tạo hình cùng VLTN trẻ có cảm giác thoải, tham gia vào hoạt động tích cực hơn”.
Như vậy, hầu hết GVMN được khảo sát đều nhận thức rõ về sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG đối với quá trình phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
c/ Nhận thức của giáo viên về HĐCG với việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về HĐCG với việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT T Nhận thức của GVMN Số lượn g Tỉ lệ (%)
1 HĐCG tạo ra một môi trường hấp dẫn, mang tính thẩm mĩ với những điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ