Tổ chức các hình thức hoạt động chắp ghép sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 54 - 56)

- Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép

+ Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép theo mẫu: Trong hình thức này, các VLTN đơn giản được sử dụng là những mẫu trực quan để cung cấp vốn biểu tượng. Trẻ sẽ QS trực tiếp các loại vật liệu tạo hình cùng đối tượng miêu tả trên giờ học và học cách sử dụng VLTN vào quá trình thể hiện sản phẩm chắp ghép theo mẫu;

+ Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép theo đề tài cho sẵn: Ở hình thức hoạt động này GV cùng trẻ phối hợp sử dụng các loại VLTN đa dạng với nhiều phương tiện, đồ dùng trực quan trong lớp học. Lúc này trẻ được tăng cường QS, tích cực huy động vốn biểu tượng về VLTN đã QS và tích lũy cùng những kinh nghiệm sử dụng VLTN đã học hỏi trước đó để xây dựng hình tượng, mô hình trong đầu và thể hiện thành sản phẩm chắp ghép theo các đề tài GV cho sẵn;

+ Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép theo đề tài tự chọn: Trước các giờ học này một thời gian, trẻ đã được làm quen với các chủ đề và tự lựa chọn đề tài miêu tả để định hướng cho việc xác định mục tiêu QS, nội dung QS, lựa chọn đối tượng QS và tự tiến hành quan sát VLTN trong các hoạt động đa dạng ở trường MN. Tiếp đó, trên giờ học chắp ghép trẻ được gợi mở, tìm kiếm các phương thức sử dụng vốn biểu tượng đã tích lũy trước đó về VLTN và sử dụng các loại vật liệu tạo hình này một cách thích hợp để thể hiện ý tưởng tạo hình của mình, sáng tạo ra những sản phẩm chắp ghép từ VLTN theo cách riêng.

Đây là ba hình thức HĐCG căn bản thường được tổ chức trong quá trình phát triển khả năng tạo hình của trẻ và cũng là những hình thức sử dụng VLTN nhằm rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ. Ba hình thức hoạt động này luôn gắn với các giai

đoạn hay các nấc thang từng bước phát triển KNQS cũng như nhận thức của trẻ:

(1) Bước làm quen với các KNQS: Trẻ tích cực tìm hiểu các vật mẫu, nắm bắt và tích lũy các thông tin ban đầu về đối tượng QS (VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG) từ quá trình tri giác trực tiếp, ghi nhớ và hình thành những biểu tượng mới về đối tượng QS, tiếp nhận các kỹ năng tạo hình và phương thức miêu tả theo sự chỉ dẫn trực quan của GV;

(2) Bước rèn luyện KNQS: Thông qua việc sử dụng KNQS theo các cách khác nhau để tích cực tìm hiểu, khám phá các đặc điểm đối tượng, vật liệu cho quá trình tạo hình, QS bổ sung và tái hiện các biểu tượng đã QS được lưu trong trí nhớ (tri giác lại hình ảnh tích lũy từ kinh nghiệm QS trực tiếp) khi dùng các VLTN thể hiện hình ảnh của những đối tượng QS với sự gợi ý của các đề tài, các chủ đề tạo hình mà GV đưa ra;

(3) Bước củng cố KNQS và đánh giá hiệu quả QS: Trẻ cùng nhau thực hiện các quá trình QS mới để vận dụng linh hoạt vốn biểu tượng, hình tượng phong phú về VLTN cũng như các đối tượng miêu tả cùng kinh nghiệm tạo hình đã tích lũy được. Nhờ có nhiều cơ hội sử dụng linh hoạt KNQS theo hướng dẫn và tự QS bổ sung trong tìm hiểu và sử dụng VLTN mà trẻ tự tiến hành theo nhiệm vụ và dự định tạo hình, sáng tạo của cá nhân để tự điều chỉnh và phát triển KNQS.

Như vậy, khi phối hợp 3 hình thức tổ chức giờ học chắp ghép sử dụng VLTN trên, trẻ sẽ được tham gia HĐCG trong bối cảnh, điều kiện là thường xuyên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ QS và sử dụng kinh nghiệm QS theo các mức độ khó dần, phải huy động kiến thức, kinh nghiệm của nhiều quá trình tâm lý khác nhau như chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và đặc biệt là các cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình QS.

- Sử dụng VLTN trong HĐCG ngoài giờ học

Những hình thức HĐCG sử dụng VLTN ngoài giờ học cũng tạo ra những cơ hội vô cùng phong phú nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Bao gồm:

+ Hoạt động chắp ghép kết hợp các giờ vui chơi trong lớp;

+ Hoạt động chắp ghép ứng dụng vào sinh hoạt, lễ hội, trang trí trường lớp; + Hoạt động chắp ghép trong thời gian rảnh rỗi;

+ Hoạt động chắp ghép kết hợp hoạt động ngoài trời; + Hoạt động chắp ghép tự do ở các góc nghệ thuật; + Hoạt động chắp ghép tại gia đình;

+ Các hình thức tổ chức QS chuyên biệt giúp trẻ nghiên cứu sâu về các đối tượng miêu tả và vật liệu chắp ghép.

Đây là những hình thức tổ chức cho cá nhân hoặc những nhóm nhỏ (5 – 7 trẻ) thực hiện những nhiệm vụ QS gắn với các chủ đề tạo hình, các đối tượng miêu tả cụ thể, đơn giản nhằm tăng cường cơ hội rèn luyện, củng cố KNQS, giúp trẻ có thêm sự hào hứng tìm kiếm, khám phá, thu thập, bổ sung hay mở rộng vốn biểu tượng, hình tượng cho HĐCG. Khi tham gia vào những hình thức HĐCG này, trẻ được tự do QS và vận dụng KNQS của mình theo các cách khác nhau, từ đó hình thành hứng thú, động cơ, nhu cầu, thói quen QS. Thông qua những hình thức HĐCG đa dạng mà GV tập cho trẻ biết tự đưa ra yêu cầu, xác định nhiệm vụ QS phù hợp với đề tài tạo hình và nội dung

miêu tả thể hiện các ý tưởng sáng tạo.

Tùy vào nội dung giáo dục phát triển của HĐCG, khả năng tạo hình và mức độ phát triển khả năng nhận thức của trẻ, chúng ta có thể phối hợp sử dụng linh hoạt các hình thức sử dụng VLTN tổ chức HĐCG khác nhau nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

d/ Phối hợp các phương pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạtđộng chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w