- Cách thứ hai: Tiến hành QS, theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện những nhiệm vụ QS trong các hình thức HĐCG sử dụng VLTN Kết quả theo dõ
4.2.3. Kết luận thực nghiệm
Như vậy, nội dung chương trình TN các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (bắt đầu từ việc xây dựng môi trường giáo dục; tạo các tình huống có vấn đề; hướng dẫn tiến trình QS; tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm KNQS và cuối cùng là đánh giá kết quả hình thành KNQS và sử dụng VLTN trong HĐCG để kịp thời điều chỉnh hướng tác động) được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, bám sát chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển cũng như khả năng chắp ghép của trẻ 5 – 6 tuổi và điều kiện giáo dục trẻ ở các trường mầm non hiện nay. Chương trình TN được áp dụng một cách linh hoạt theo hướng tăng dần độ khó về nhiệm vụ QS và tạo hình qua đó kích thích tính tích cực QS nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc vừa sức với trẻ.
Kết quả sau TN cho thấy:
- Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ nhanh nhẹn, hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, việc xác định nhiệm vụ QS, phối hợp sử dụng các phương thức QS, phát hiện và mô tả kết quả QS và đánh giá đối chiếu kết quả QS được trẻ thực hiện một cách linh hoạt và chủ động hơn. Những hành động tiếp xúc, khảo sát đối tượng QS của trẻ cẩn thận, tỉ mỉ, các thao tác diễn ra chính xác, thuần thục. Bên cạnh đó trẻ rất tích cực đưa ra những phân tích, suy luận, phán đoán, kết luận chính xác, có căn cứ khoa học, mô tả đầy đủ các đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng sau khi QS.
- Trẻ không chỉ lựa chọn những nhóm VLTN quen thuộc chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật và những đề tài chắp ghép đơn giản thường thực hiện trước kia mà đã biết khai thác phối hợp sử dụng các loại VLTN đa dạng, phong phú để thể hiện những đề tài chắp ghép phức tạp hơn. Trẻ mạnh dạn trao đổi, bàn bạc với nhau, bày tỏ ý kiến, mô tả những kết quả QS của mình một cách rõ ràng, bên cạnh đó nhiều trẻ đã có thói quen chắm chú lắng nghe ý kiến của cô và của bạn để rút kinh nghiệm QS cho bản thân. Do vậy thông tin QS của trẻ ngày càng phong phú, đầy đủ về VLTN cung cấp cho quá trình xây dựng những ý tưởng nghệ thuật rất ngộ nghĩnh và sáng tạo trong HĐCG của trẻ.
- Đặc biệt sự phối hợp sử dụng các phương thức QS của trẻ ngày càng linh hoạt để xử lý các tình huống QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Một số trẻ đã có những lựa chọn rất nhanh, thuần thục và chính xác các phương thức QS phù hợp để tiếp cận với từng đối tượng QS nên kết quả hoạt động QS của trẻ rất tốt.
- Việc đánh giá, đối chiếu kết quả QS để tìm ra những nguyên nhân và có phương án QS hợp lí hơn cũng được trẻ chủ động sử dụng. Nhiều trẻ đã hình thành được thói quen QS rất cẩn thận và trong quá trình QS luôn kiểm tra, đánh giá để đối chiếu lại với nhiệm vụ QS.
Với những kết quả nghiên cứu TN trên cho thấy: các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mà luận án
đưa ra là phù hợp bước đầu đã phát huy hiệu quả giáo dục, chương trình thực nghiệm đã mang lại những kết quả tin cậy trong việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Kết luận chương 4
1. Kết quả TN cho thấy: Trước TN, phần lớn KNQS của trẻ ở mức độ trung bình, độ phân tán còn lớn, chứng tỏ KNQS của trẻ không đồng đều. Sau TN, KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã phát triển theo chiều hướng đi lên, mức độ đánh giá KNQS của trẻ sau TN cao hơn trước TN. Kết quả kiểm định độ tin cậy và hiệu quả TN đã khẳng định sự khác biệt giữa KNQS của trẻ sau TN so với trước TN là có ý nghĩa thống kê (P<0.01). So sánh các thành phần trong cấu trúc của KNQS trước và sau TN có thể thấy tất cả các KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ đều có sự thay đổi, điển hình và có những thay đổi vượt bậc nhiều nhất là KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS có X tăng 1,83 còn KN xác định nhiệm vụ QS tăng ít nhất nhưng cũng có X tăng 1,55, tất cả các KN thành phần này đều có P<0.01. Như vậy, có thể khẳng định, các biện pháp đã TN có tác động tích cực đến sự phát triển KNQS của trẻ.
2. Hoạt động chắp ghép sử dụng VLTN đã tạo ra một môi trường với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KNQS cho trẻ. Những tiến bộ hàng ngày về KNQS của trẻ trong quá trình tham gia HĐCG sử dụng VLTN đa dạng, phong phú đã cho thấy những nỗ lực đáng kể của trẻ khi tìm ra những phương thức QS phù hợp để hoàn thành những nhiệm vụ QS từ đơn giản đến phức tạp với đối tượng QS đa dạng. Những kết quả ban đầu về việc sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã đạt được trong nghiên cứu này sẽ đặt nền móng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo sau này.
3. Kết quả TN khẳng định hiệu quả của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, các biện pháp đã có tác động tích cực đến sự phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ mức độ phát triển KNQS của trẻ, sau thực nghiệm KNQS của trẻ được biểu hiện tốt hơn, ổn định hơn, trẻ ứng dụng kết quả QS tốt hơn trong HĐCG sử dụng VLTN, trẻ tích cực, chủ động, tỉ mỉ và hào hứng hơn trong quá trình QS, bên cạnh đó chất lượng HĐCG sử dụng VLTN của trẻ ở trường mầm non cũng có sự chuyển biến tích cực. Điều này chứng minh giả thuyết khoa học đưa ra là hoàn toàn đúng đắn.