1.3.4.1. Mục tiêu và nội dung giáo dục của HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Hoạt động chắp ghép là một loại hình HĐTH, một môn học trong chương trình giáo dục mầm non, vì vậy, khi xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần dựa trên cơ sở những định hướng về đặc điểm, khả năng HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi và nội dung chương trình giáo dục mầm non. Cụ thể như sau:
a/ Mục tiêu giáo dục hoạt động chắp ghép cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong nghệ thuật.
- Hình thành ở trẻ khả năng thể hiện cảm xúc và sự sáng tạo trong HĐCG. - Có thái độ yêu thích, hào hứng khi tham gia HĐCG, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
b/ Nội dung giáo dục hoạt động chắp ghép cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - Hình thành các kiến thức đặc thù cho HĐCG
Hình thành và bồi dưỡng cho trẻ những kiến thức, hiểu biết nhất định về những phương tiện tạo hình cơ bản trong HĐCG như: Hiểu biết về đặc điểm, hình dạng, màu sắc, mối quan hệ không gian và cấu trúc của đối tượng miêu tả; hiểu biết về chất liệu, vật liệu chắp ghép và khả năng truyền cảm của chúng từ đó so sánh, tìm ra những nét tương đồng giữa đối tượng miêu tả và vật liệu chắp ghép để xây dựng những biểu tượng, hình tượng cho HĐCG.
- Hình thành các kĩ năng đặc thù cho HĐCG
Rèn luyện khả năng điều chỉnh giữa mắt và tay, khả năng vận động của bàn tay và các ngón tay, đảm bảo nắm vững và thực hiện được những kĩ thuật sử dụng dụng cụ, vật liệu chắp ghép từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với những nhiệm vụ tạo hình trong các hình thức tổ chức HĐCG của trẻ. [61], [6]
- Hình thành các năng lực đặc thù cho HĐCG
+ Hình thành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi các năng lực chuyên biệt như: KNQS, nhận biết, phân biệt, đánh giá bằng thị giác hình dạng, sự tương quan, tỉ lệ kích thước của các chi tiết, những nét độc đáo, hấp dẫn của đối tượng, khả năng định hướng không gian, cảm xúc thẩm mĩ về màu sắc, tính nhịp điệu, thế cân bằng, vẻ hài hoà, cân đối…
+ Tập cho trẻ biết xác định các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng dựa vào đặc điểm, cấu tạo, chức năng của chúng và phân nhóm theo các phương thức tạo hình để thể hiện chúng.
1.3.4.2. Hình thức tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Hoạt động chắp ghép vừa mang tính sáng tạo nghệ thuật, vừa gần gũi với hoạt động vui chơi của trẻ MN, đây cũng là một hoạt động lao động nghệ thuật giúp trẻ tự làm ra những món đồ vật, đồ chơi phục vụ cho nhu cầu vui chơi, học tập của mình. Có thể phân loại các hình thức tổ chức HĐCG của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:
a/ Phân loại theo tính chất của biểu tượng, hình tượng
Hoạt động chắp ghép hình thành ở trẻ những biểu tượng, hình tượng bằng nhiều con đường khác nhau từ sự tái tạo, bắt chước đến sự sáng tạo độc lập. Căn cứ vào
tính chất và phương thức hình thành biểu tượng, hình tượng, có thể phân ra 3 hình thức HĐCG căn cứ vào mức độ phát triển khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:
- Hoạt động chắp ghép theo mẫu: là hình thức hoạt động mà trẻ phải miêu tả, tái hiện lại tương đối chính xác những biểu tượng, hình tượng chắp ghép sau khi tiếp xúc và QS trực tiếp. Đây là hình thức HĐCG có vai trò nền tảng cho những hình thức HĐCG tiếp theo, là môi trường bồi dưỡng KNQS, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đối tượng, trí nhớ thị giác, những ấn tượng, những hình ảnh tái hiện về đối tượng miêu tả (mẫu). Chất lượng thẩm mĩ của sản phẩm chắp ghép theo mẫu phụ thuộc phần lớn vào khả năng tri giác thẩm mĩ của trẻ.
- Hoạt động chắp ghép theo đề tài cho sẵn: là hình thức HĐCG mang tính ôn luyện, trẻ phải thể hiện các hình tượng chắp ghép dựa vào những đề tài cụ thể được GV nêu ra. Trẻ QS mẫu kết hợp sử dụng vốn biểu tượng đã QS và tích luỹ trong trí nhớ trước đó, vận dụng vốn biểu tượng đó để xây dựng nên hình tượng chắp ghép mới, ít phụ thuộc vào mẫu. Đây là hình thức chắp ghép theo trí nhớ hoặc theo sự hình dung của trẻ.
- Hoạt động chắp ghép theo đề tài tự chọn: Đây được coi là hình thức hình thành hình tượng chắp ghép theo khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Ở hình thức này, trẻ chủ động, tích cực, tự do lựa chọn và thể hiện nội dung chắp ghép theo dự định của cá nhân trẻ. Giáo viên đưa ra một vấn đề hay một chủ đề lớn, trẻ dựa vào đó để xây dựng ý tưởng chắp ghép và xây dựng kế hoạch thực hiện ý tưởng đó. Hình thức HĐCG này sẽ khai thác và vận dụng sáng tạo vốn tri thức, hiểu biết mà trẻ đã QS và tích lũy trước đó cùng những kiến thức, KN của 2 hình thức HĐCG trên, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng làm việc độc lập, sự sáng tạo trong việc tìm kiếm, kiến tạo cái mới, cái độc đáo trong suy nghĩ và cách thể hiện của cá nhân trẻ.
b/ Phân loại theo quy mô tổ chức lớp học
- Hoạt động chắp ghép tổ chức theo nhóm nhỏ: Số lượng trẻ tham gia thường từ 2 đến 7 trẻ, nhằm bồi dưỡng năng khiếu hoặc giúp trẻ yếu kém nhanh chóng bắt kịp, hoà nhập với hoạt động của toàn lớp.
- Hoạt động chắp ghép tổ chức theo nhóm lớn: Số lượng trẻ tham gia thường từ 8 đến 15 trẻ, thường tổ chức với mục đích củng cố, ôn luyện hoặc bồi dưỡng, mở rộng kiến thức, kinh nghiệm tạo hình chuẩn bị cho giờ học toàn lớp.
- Hoạt động chắp ghép chung cho cả lớp: Đây là những giờ HĐCG được quy định sẵn trong chương trình phù hợp với mục tiêu giáo dục, phát triển trẻ từng độ tuổi. Hình thức này thường được tổ chức với nhiều phương án, tạo ra nhiều cơ hội để trẻ học hỏi, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm tạo hình, tạo nên sự phong phú trong thể hiện nghệ thuật. [64]
c/ Phân loại theo môi trường hoạt động
- Hoạt động chắp ghép tổ chức trong lớp học: là hình thức HĐCG được tổ chức trong không gian chung của lớp hoặc hoạt động tại các góc.
- Hoạt động chắp ghép được tổ chức ngoài không gian lớp học: là hình thức HĐCG được tổ chức ngoài thiên nhiên (sân, vườn trường). Khi tổ chức hình thức hoạt động này GV phải luôn lưu ý đến yếu tố thời tiết, sức khoẻ của trẻ, không gian, địa điểm diễn ra hoạt động… để hình thức hoạt động này đạt hiệu quả tốt nhất. [61]
Để tổ chức HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có hiệu quả, GV cần lựa chọn và vận dụng khéo léo một số phương pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục HĐCG của trẻ,phát huy được tính tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.
Dựa trên quan điểm của những nhà nghiên cứu về tổ chức HĐTH cho trẻ em như: N.P Xakulina [84], Lê Thị Thanh Thuỷ [61], Nguyễn Quốc Toản [66], có thể lựa chọn các phương pháp tổ chức HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:
a/ Phương pháp quan sát: Phương pháp QS giúp trẻ tích cực vận dụng khả năng cảm giác, tri giác nhằm thu thập biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả trong HĐCG. GV giúp trẻ tích cực sử dụng những giác quan phù hợp để khảo sát, tiếp xúc với đối tượng QS kết hợp các thao tác trí tuệ để phân tích đối tượng thành các chi tiết, các bộ phận, sau đó tìm hiểu, tri giác các đặc điểm, thuộc tính của chúng, tổng hợp lại để nắm bắt được hình ảnh, biểu tượng chung của đối tượng QS. Ngoài ra, GV cần tích cực cung cấp cho trẻ các chuẩn cảm giác mang tính xã hội như: các hình hình học cơ bản, hệ thống màu sắc trong quang phổ, các cấu trúc nhịp điệu... để trẻ có thể so sánh, đối chiếu, những đặc điểm của đối tượng QS trong HĐCG với các chuẩn cảm giác mà trẻ đã biết. Việc tổ chức cho trẻ QS trong HĐCG cần sinh động, theo trình tự khoa học, GV có thể kết hợp đưa ra những câu hỏi, lời chỉ dẫn, giải thích hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng QS, kích thích hứng thú và xúc cảm thẩm mĩ ở trẻ.
b/ Phương pháp chỉ dẫn trực quan: GV có thể làm mẫu, chỉ dẫn và giải thích để trẻ nắm bắt chính xác cách lựa chọn vật liệu chắp ghép, cách sử dụng các loại dụng cụ, kĩ thuật tạo hình tương ứng với từng loại vật liệu khác nhau để thể hiện hình dáng và đặc điểm của đối tượng miêu tả trong HĐCG. Bên cạnh đó, GV cũng tích cực khơi gợi, động viên trẻ huy động vốn tri thức, biểu tượng, kinh nghiệm tạo hình đã có vào quá trình HĐCG, hình thành cho trẻ tính tích cực và độc lập trong hoạt động.
c/ Phương pháp dùng lời: GV sử dụng những lời chỉ dẫn, giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, những lời đàm thoại, trao đổi, những lời nói truyền cảm mô tả vẻ đẹp của sự vật thật sinh động, đầy tính hình tượng,... phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ để tăng hứng thú, giúp trẻ hình dung về đối tượng miêu tả rõ nét và đầy đủ hơn, qua đó kích thích xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, thúc đẩy khả năng tưởng tượng sáng tạo trong HĐCG của trẻ. GV cần tích hợp, lồng ghép thêm những bài thơ, câu đố, câu chuyện,... sinh động, phù hợp.
d/ Phương pháp thực hành ôn luyện: GV xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập những thao tác và phương thức tạo hình trong các hình thức tổ chức HĐCG khác nhau từ giờ học chắp ghép theo mẫu đến chắp ghép theo đề tài với đối tượng miêu tả ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với trẻ, giúp trẻ dễ dàng vận dụng những kinh nghiệm cũ kết hợp kiến thức mới vào quá trình thực hiện những nhiệm vụ chắp ghép trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau từ đó nâng cao hiệu quả HĐCG của trẻ.
e/ Phương pháp tìm tòi – sáng tạo: GV động viên, kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tìm kiếm, phát hiện và sáng tạo trong HĐCG, kích thích trẻ nỗ lực tìm kiếm phát hiện những đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ, sự tương đồng, phù hợp của vật liệu tạo hình với những ý tưởng sáng tạo trong HĐCG. Động viên, dẫn dắt trẻ tích cực huy động vốn kinh nghiệm đã tích luỹ được sử dụng một cách linh hoạt vào quá trình thực hiện những nhiệm vụ chắp ghép mới. Chẳng hạn, khi QS sản phẩm chắp ghép mẫu,
GV yêu cầu trẻ tìm kiếm, xác định những loại vật liệu và kĩ thuật tạo hình để làm ra sản phẩm chắp ghép đó, hoặc khi trẻ xây dựng hình tượng chắp ghép theo đề tài tự chọn, GV định hướng, dẫn dắt giúp trẻ nhớ lại những biểu tượng đã QS và tích luỹ trước đó để xây dựng hình tượng sáng tạo cho HĐCG của trẻ.
Để kích thích khả năng sáng tạo trong HĐCG của trẻ, GV cần tổ chức các hoạt động như: Giúp trẻ tích luỹ vốn hiểu biết, biểu tượng phong phú và những xúc cảm, tình cảm về các sự vật, hiện tượng xung quanh; Tổ chức cho trẻ tái hiện lại những biểu tượng, hình tượng trong trí nhớ và thể hiện lại qua sản phẩm chắp ghép; Hướng dẫn trẻ tìm kiếm, phát hiện, tạo ra những sản phẩm chắp ghép có những nét mới lạ, thể hiện những ý tưởng sáng tạo của riêng trẻ; Tổ chức cho trẻ thể hiện những sản phẩm chắp ghép theo đề tài của các tác phẩm nghệ thuật văn học, âm nhạc...
1.3.4.4. Những điều kiện và phương tiện cần thiết cho quá trình tổ chức hoạt động chắp ghép của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
a/ Điều kiện về giáo viên: GV cần được trang bị đầy đủ kiến thức, KN về HĐCG và phương pháp tổ chức HĐCG cho trẻ, gồm: những hiểu biết về đặc điểm HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi, về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, có tình yêu nghề và say mê với loại hình nghệ thuật chắp ghép, có năng lực tổ chức các hình thức HĐCG cho trẻ một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của trẻ; khai thác, tận dụng tối đa nguồn vật liệu phong phú, đa dạng của địa phương vào quá trình sáng tạo nghệ thuật trong HĐCG của trẻ.
b/ Điều kiện về trẻ: Trẻ cần có một lượng kiến thức và KN nhất định về HĐCG để có thể thực hiện tốt những mục tiêu, nội dung HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi trong chương trình GDMN. Trẻ yêu thích và có hứng thú với HĐCG, có lòng mong mỏi tạo ra những sản phẩm chắp ghép đẹp.
c/ Điều kiện về môi trường giáo dục
• Môi trường vật chất
Cơ sở vật chất, điều kiện thực tế của trường, lớp cần đáp ứng một các yêu cầu cơ bản của việc xây dựng môi trường cho HĐCG. Môi trường HĐCG là kết quả hoạt động sáng tạo của GV và trẻ. Đây phải là một “môi trường mở” phong phú, sinh động mang tính trực quan thị giác, đồ dùng, phương tiện, dụng cụ và vật liệu tạo hình... được trang trí, sắp xếp hấp dẫn, đẹp mắt mang tính thẩm mĩ như một xưởng nghệ thuật, luôn gần gũi và hòa nhập với vẻ đẹp phong phú của thế giới xung quanh, gắn với những nội dung, chủ đề giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ QS, nhận thức và có thể tạo hình trong môi trường đó một cách tích cực, chủ động.
Nhữngphương tiện cần thiết cho quá trình tổ chức HĐCG của trẻ 5-6 tuổi
- Đồ dùng, phương tiện, dụng cụ tạo hình sử dụng trong HĐCG (kéo, kim khâu, đinh, ghim, búa nhỏ, dây buộc….) phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu tạo hình của HĐCG.
- Vật liệu tạo hình sử dụng trong quá trình tổ chức HĐCG phong phú, đa dạng và an toàn. Có thể sưu tầm, lựa chọn vàphân loại vật liệu tạo hình theo các nhóm như sau:
+ Các bộ đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ghép từ các chi tiết bằng gỗ, nhựa, kim loại;
+ Các loại vật liệu tạo hình thủ công: Các loại giấy, bìa (giấy màu, giấy báo, giấy bìa màu, giấy xốp bitis, giấy nhún, giấy nến);
+ Các loại phế liệu, vật liệu tái sử dụng (vỏ hộp sữa, vỏ bao diêm, chai, lọ nhựa, đĩa, cốc, muỗng dùng một lần, lõi cuộn chỉ, cúc áo, nắp chai, đĩa CD cũ, những sợi dây màu);
+ Vật liệu tạo hình từ thiên nhiên: Đây là nguồn vật liệu vô cùng phong phú, đa dạng được sử dụng trong quá trình tổ chức HĐCG cho trẻ, đáp ứng các yêu cầu về tính tiết kiệm, tính phổ biến, tính đa dạng, tính dễ sử dụng, bao gồm: các loại hạt, quả, vỏ cây, lá cây, cành khô, vỏ ốc, sỏi, đá, cát, đất…. với những đặc điểm độc đáo thể hiện ở hình dáng, màu sắc, kích thước, đặc điểm, kết cấu bề mặt, cấu trúc… Khi tiếp xúc với nhóm vật liệu này, trẻ rất dễ nảy sinh những xúc cảm, tình cảm trước vẻ đẹp mộc mạc nhưng cũng rất độc đáo và gần gũi của chúng, những xúc cảm ban đầu này sẽ kích thích hứng thú QS và khả năng tưởng tượng, sáng tạo trong HĐCG của trẻ [59], [104], [64].
• Môi trường tinh thần
Đối với việc phát triển óc quan sát, xúc cảm thẩm mỹ, môi trường HĐCG phải là môi trường thân thiện, cởi mở, đầy tình cảm. Trong tài liệu phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, tác giả Lê Thị Thanh Thủy nhấn mạnh: Hoạt động tạo hình của trẻ em là một hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật,…hiệu quả