KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 157 - 158)

- Cách thứ hai: Tiến hành QS, theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện những nhiệm vụ QS trong các hình thức HĐCG sử dụng VLTN Kết quả theo dõ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đã được trình bày, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1.1. Kĩ năng quan sát là một trong những KN quan trọng với hoạt động nhận thức và sáng tạo của trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng. Đó là hệ thống những hành động, những thao tác có chủ định của trẻ nhằm xác định những đặc điểm đặc trưng, những dấu hiệu, thuộc tính, màu sắc, tính chất, những biểu hiện bên ngoài cũng như những thuộc tính ẩn chứa bên trong của đối tượng QS, giúp giải quyết những nhiệm vụ nhận thức đặt ra cho trẻ. Kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm những KN thành phần: KN xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng phương thức QS; KN phát hiện và mô tả kết quả QS; KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS. Sự phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trải qua các giai đoạn: Giai đoạn bắt chước; Giai đoạn làm được; Giai đoạn làm chính xác và Giai đoạn hoàn thiện kĩ năng.

1.2. Hoạt động chắp ghép là một loại hình HĐTH rất thuận lợi cho sự phát triển nhận thức của trẻ em. Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình tác động của GV đến trẻ theo hướng tạo ra những cơ hội trải nghiệm quá trình sử dụng VLTN, sáng tạo các sản phẩm chắp ghép từ đơn giản đến phức tạp qua đó rèn luyện KNQS cho trẻ tương ứng với những giai doạn phát triển KNQS của trẻ. GVMN cần có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về các giai đoạn và những cách thức phát triển KNQS cho trẻ để có thể sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

1.3. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cho thấy: Phần lớn GVMN đều nhận thức được sự cần thiết, xác định được mục tiêu, thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các GVMN còn rất lúng túng, chưa dành nhiều sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển KNQS cho trẻ, chưa tìm ra những cách thức sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG hướng tới mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được chủ động, linh hoạt trải nghiệm thực hiện những cách thức QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Vì vậy, kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ còn chưa cao. KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong diện khảo sát chỉ đạt mức Trung bình.

1.4. Luận án đã đề xuất 5 biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Các biện pháp được xây dựng và tổ chức theo hướng làm phong phú các trải nghiệm sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ bắt đầu từ việc kích thích nhu cầu, hứng thú QS đến tạo cơ hội cho trẻ được tích cực trải nghiệm quá trình sử dụng VLTN đa dạng trong các hình thức tổ chức HĐCG qua đó rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ và tích cực đánh giá kết quả của quá trình này để kịp thời điều chỉnh các hoạt động hướng tới mục đích phát triển KNQS cho trẻ phù hợp hơn.

1.5. Chương trình TN được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học của đề tài. Nội dung TN được xây dựng dựa trên những căn cứ và định hướng từ nội dung Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD & ĐT ban hành. Nội dung và cách thức thực hiện chương trình TN tạo cơ hội cho trẻ được học hỏi, trải nghiệm và rèn luyện các giác quan, kích thích trẻ tích cực phối hợp tri giác với tư duy, ngôn ngữ và cảm xúc để QS và phát hiện những đặc điểm, đặc trưng thẩm mĩ của vật liệu tạo hình từ thiên nhiên và sự phù hợp của VLTN với những ý tưởng sáng tạo trong HĐCG qua đó trau dồi khả năng tạo hình và óc quan sát.

Kết quả TN cho thấy: các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được xây dựng trong nghiên cứu đã có tác động tích cực đến mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Quá trình TN đã chứng tỏ mức độ phát triển KNQS của trẻ sau thực nghiệm được thể hiện tốt hơn. Kết quả TN đã chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã xây dựng trong luận án.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w