Các yếu tố phương tiện, điều kiện và cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 62 - 64)

g/ Đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường

1.7.5. Các yếu tố phương tiện, điều kiện và cơ sở vật chất

Để KNQS của trẻ được luyện tập thường xuyên, đúng đắn cần trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp như: trang thiết bị an toàn, phù hợp đặc điểm lứa tuổi, phương tiện, dụng cụ, vật liệu khai thác cho trẻ chắp ghép phải phong phú, hấp dẫn, gần gũi tại địa phương và luôn được bổ sung, thay thế mới để tạo cho trẻ hứng thú trong quá trình QS và chắp ghép. Cần tạo sự gắn kết các không gian trong lớp học, không gian ngoài thiên nhiên và cả các không gian văn hóa xã hội để tạo môi trường phong phú, vận dụng hợp lý các loại VLTN như một phương tiện dạy học có hiệu quả.

Kết luận chương 1

1. Kĩ năng quan sát là một KN rất cần thiết cho quá trình nhận thức và sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Kĩ năng này không hình thành và phát triển một cách tự nhiên mà phải được rèn luyện và củng cố thường xuyên trong các hoạt động.

2. Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi gồm các thành phần cấu trúc như sau: Kĩ năng xác định nhiệm vụ QS; Kĩ năng sử dụng cách thức QS; Kĩ năng phát hiện và mô tả kết quả QS; Kĩ năng đánh giá, đối chiếu kết quả QS. Kĩ năng quan sát của trẻ được hình thành phát triển qua 4 giai đoạn: 1/ Giai đoạn hình thành KN ban đầu (Giai đoạn bắt chước); 2/ Giai đoạn làm được; 3/ Giai đoạn làm chính xác; 4/ Giai đoạn KN hoàn thiện.

3. Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG sử dụng VLTN được biểu hiện ở các mặt sau: Xác định nhiệm vụ QS phù hợp với từng đối tượng miêu tả cho nhiệm vụ tạo hình; Sử dụng và phối hợp các giác quan linh hoạt để khám phá đối tượng QS phục vụ quá trình sáng tạo trong HĐCG; Phát hiện, gọi tên và mô tả đầy đủ, chính xác các đặc điểm thẩm mĩ của đối tượng miêu tả để cung cấp vốn biểu tượng cho quá trình sáng tạo trong HĐCG; Biết đánh giá đối chiếu kết quả QS vật liệu tạo hình với sản phẩm chắp ghép của mình và của bạn.

4. Hoạt động chắp ghép là một loại hình HĐTH tổng hợp, phối hợp kiến thức và KN của các loại hình HĐTH khác. Hoạt động này cũng có những nét gần gũi với hoạt động vui chơi, tạo cho trẻ nhiều cơ hội để trải nghiệm KNQS và thể hiện những hiểu biết, ấn tượng thu thập được từ thế giới xung quanh kết hợp với khả năng chắp ghép của từng cá nhân để sáng tạo những mô hình, sản phẩm khác nhau sử dụng trong cuộc sống của trẻ. 5. Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG là điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ vì: hoạt động này là môi trường tạo ra nhiều cơ hội để trẻ xác định nhiệm vụ QS; Rèn luyện cách sử dụng các phương thức QS khác nhau; Rèn luyện kĩ năng phát hiện và mô tả kết quả QS bằng ngôn ngữ, chia sẻ kinh nghiệm QS với bạn bè và cô giáo; Rèn luyện kĩ năng đánh giá kết quả QS, từ đó tạo cho trẻ thói quen QS, biết vận dụng KNQS trong các hoạt động khác nhau ở trường mầm non.

6. Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Đặc điểm sự phát triển của cá nhân trẻ; Khả năng của GVMN; Môi trường giáo dục trong trường mầm non; Yếu tố gia đình, cộng đồng và những hoạt động văn hoá xã hội; Các yếu tố phương tiện, điều kiện và cơ sở vật chất. Những yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ, qua lại lẫn nhau trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển KNQS của trẻ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w