72 48,0 Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về
2.2.5. Đánh giá chung thực trạng
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đồng thời đánh giá mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định sau:
a/ Những điểm nổi trội
phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Trong đó họ đều có nhận thức về VLTN và mức độ cần thiết của VLTN trong tổ chức HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ, HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ và biểu hiện KNQS của trẻ.
- GVMN đã tiến hành sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua việc xác định được tương đối đầy đủ mục tiêu, thực hiện các nội dung, tiến hành các hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Trong đó có những điểm nổi bật sau:
+ Sử dụng VLTN làm đồ dùng trực quan minh họa cho quá trình tổ chức QS, hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS được GV lựa chọn thực hiện nhiều nhất nhưng mức độ sử dụng cũng chưa thật thường xuyên.
+ GVMN đã tiến hành sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tập trung sử dụng những hình thức tổ chức Giờ học chắp ghép theo mẫu, HĐCG kết hợp hoạt động ngoài trời và HĐCG vào thời gian rảnh rỗi khi sinh hoạt ở trường.
+ GVMN đã khai thác nhiều biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Một số biện pháp được sử dụng thường xuyên là: Kết hợp chỉ dẫn trực quan và dùng lời hướng dẫn trẻ cách thức QS và sử dụng VLTN trong HĐCG và Hướng dẫn để trẻ biết tự liên hệ, đánh giá hiệu quả QS khi sử dụng VLTN trong HĐCG.
- Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã bộc lộ một số biểu hiện của KNQS như: Biết xác định nhiệm vụ QS với những đối tượng QS quen thuộc; Sử dụng những cách thức QS để phát hiện những đặc điểm của đối tượng QS (chủ yếu là thị giác); Vận dụng tư duy để phân tích, phán đoán phát hiện và mô tả một số dấu hiệu đặc trưng, tương đồng của VLTN với những hình tượng, mô hình, sản phẩm chắp ghép, biết sử dụng ngôn ngữ để mô tả lại kết quả QS đơn giản; Bước đầu có thói quen đánh giá và điều chỉnh kết quả QS. KNQS của trẻ trai và trẻ gái đều có mức độ biểu hiện tương đồng không có sự khác biệt đáng kể ở tất cả các tiêu chí đánh giá.
b/ Những điểm hạn chế
- Nhiều GVMN chưa có hiểu biết đầy đủ và toàn diện về bản chất của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Điều này được thể hiện trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, nội dung phát triển KNQS cho trẻ chưa được GV chú trọng và đầu tư một cách thích đáng, còn nhiều hạn chế.
- Nội dung tổ chức HĐCG sử dụng VLTN chưa quan tâm nhiều đến việc lồng ghép nhiệm vụ và nội dung rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ như một thành tố rõ ràng, cụ thể. GVMN chưa chú trọng nhiều đến nội dung khai thác và sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo trong việc bồi dưỡng KNQS, thu thập thông tin về đối tượng miêu tả, tìm hiểu, lựa chọn vật liệu tạo hình và hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS.
- Trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG cho trẻ các biện pháp mà GVMN khai thác còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi và hệ thống. Mặc dù trong phiếu điều tra GVMN đã lựa chọn các biện pháp hướng tới rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ nhưng trên thực tế QS, dự giờ chúng tôi nhận thấy các biện pháp này chưa được GV khai thác và sử dụng nhiều. Một số biện pháp có vai trò quan trọng, hướng tới mục
đích rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ như: Tạo các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN giúp trẻ xác định mục đích và nhiệm vụ QS; Hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách phát hiện và mô tả kết quả QS trong tiến trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN hoặc Tổ chức cho trẻ trải nghiệm những nhiệm vụ QS đa dạng trong các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng nguồn VLTN phong phú được GV thực hiện rất ít thậm chí có những biện pháp gần như không được GVMN áp dụng.
Dự giờ và quan sát trực tiếp tại trường mầm non chúng tôi nhận thấy:
- VLTN mà GVMN thường xuyên sử dụng khi tổ chức các hình thức HĐCG cho trẻ chưa thực sự đa dạng, phong phú, họ chủ yếu tập trung khai thác nhóm VLTN có nguồn gốc từ thực vật, điều này làm hạn chế nhiều cơ hội trẻ được trải nghiệm KNQS nguồn VLTN đa dạng, phong phú của địa phương.
- Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG từ VLTN và các sản phẩm chắp ghép từ VLTN ở trường mầm non cũng chưa được khai thác hiệu quả, chưa tạo ra sức hấp dẫn thu hút mắt QS của trẻ.
- GVMN gặp nhiều khó khăn khi sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, trong đó khó khăn nhất là việc trẻ chưa chủ động trẻ, độc lập thực hiện nhiệm vụ QS đặt ra trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, còn hay ỉ lại, mong chờ sự định hướng từ GV.
- KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong diện khảo sát chỉ đạt mức Trung bình và mức độ biểu hiện KNQS của các trẻ không đồng đều với từng KN thành phần, tập trung chính ở mức độ Trung bình, một số trẻ KNQS còn rất hạn chế, thụ động, lúng túng chưa nắm được quy trình và cách thức QS, luôn cần sự định hướng từ GV khi thực hiện những nhiệm vụ QS.
c/ Nguyên nhân của thực trạng
- Hiện nay, vấn đề phát triển KNQS cho trẻ mầm non đã được quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn chưa có sự thống nhất và đầu tư đúng mức.
- GVMN hầu như chưa được tập huấn về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hoặc nếu có được bồi dưỡng cũng rất chung chung trong thời gian ngắn. GVMN chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về việc phát triển KNQS cho trẻ.
- Chương trình GDMN quy định nội dung giáo dục của HĐCG sử dụng VLTN dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhưng chưa nhấn mạnh đến nội dung phát triển KNQS cho trẻ, mà chỉ đưa ra mục tiêu rất chung chung:“Giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật”. [73]
- Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân từ phía GV như: chưa xác định đúng và đầy đủ tầm quan trọng của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG tạo ra môi trường hấp dẫn để rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ; GVMN còn áp dụng rập khuôn, thiếu sáng tạo các phương pháp, biện pháp và hình thức sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.
- Trẻ còn rất thụ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QS, một số trẻ luôn có thói quen mong chờ GV hướng dẫn hoặc làm mẫu. Đa phần trẻ chưa tự tin, còn thiếu tính chủ động trong quá trình QS.
tâm phát triển KNQS cho trẻ, chưa hướng đến rèn luyện những khía cạnh của KNQS cho trẻ, dẫn đến thực trạng mức độ phát triển KNQS của trẻ chưa cao và chưa đồng bộ.
Từ những tồn tại trong thực tiễn tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có một hệ thống biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để khắc phục những hạn chế cơ bản trong thực tiễn tổ chức hoạt động này ở các trường mầm non hiện nay. Hệ thống biện pháp cần được xây dựng cụ thể, chi tiết, đảm bảo hướng vào trọng tâm và mục tiêu cuối cùng là rèn luyện và phát triển được KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đồng thời cũng nâng cao chất lượng tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ.
Kết luận chương 2
1. Trong các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN, nội dung rèn luyện KNQS trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ chưa đặt ra như một thành tố để có những gợi ý và định hướng cụ thể cho GVMN, điều này gây ra những khó khăn nhất định khi GVMN xác định mục tiêu, phương hướng tổ chức hoạt động này cho trẻ. 2. Đa số GVMN đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, VLTN và HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ và có một số hiểu biết nhất định về những biểu hiện KNQS của trẻ. Tuy nhiên, nhận thức của GVMN về những vấn đề này còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ nên việc rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế.
3. Trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, GVMN đã lồng ghép mục tiêu, nội dung rèn luyện bốn KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhưng chưa đồng đều, trong đó KN xác định nhiệm vụ QS được rèn luyện thường xuyên nhất còn KN sử dụng hợp lí các phương thức QS ít được chú ý rèn luyện nhất.
4. GVMN đã khai thác một số hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN như giờ học chắp ghép và HĐCG ngoài giờ học để rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non nhưng còn mang tính hình thức, hiệu quả phát triển KNQS cho trẻ chưa cao.
5. GVMN đã tiến hành nhiều phương pháp, biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ ở trường mầm non của GVMN vẫn còn nhiều hạn chế, các phương pháp, biện pháp mà GVMN áp dụng chưa mang tính đồng bộ, chưa tìm đúng cách thức phối hợp để hướng tới mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp, biện pháp chưa được GVMN chú trọng nhiều như: Phương pháp thực hành trải nghiệm, biện pháp tạo các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN giúp trẻ xác định mục đích và nhiệm vụ QS; biện pháp hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách phát hiện và mô tả kết quả QS trong tiến trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. GVMN còn gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp các phương pháp, biện pháp nhằm phát triển KNQS cho trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN ở trường mầm non.
6. KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi chỉ đạt ở mức Trung bình. Trong những KN thành phần thì KN xác định nhiệm vụ QS và KN sử dụng phương thức QS là những KN có biểu hiện tốt hơn, KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS và KN phát hiện và mô tả kết quả QS là những KN mà trẻ thể hiện yếu hơn so với những KN khác.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn trên là căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
Chương 3