72 48,0 Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành KNQS và đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổ
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáodục mầm non hiện hành dục mầm non hiện hành
Mục tiêu của Chương trình GDMN là hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [6]. Kỹ năng quan sát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và HĐCG nói riêng nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần được xây dựng phù hợp với mục tiêu, nội dung Chương trình GDMN hiện hành, hướng tới hình thành và phát triển ở trẻ những KN nhận thức cần thiết đặc biệt là KNQS, tạo hứng thú, nhu cầu QS, giúp trẻ chủ động vận dụng các KN này vào hoạt động vui chơi, học tập và các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày.
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành KNQS và đặc điểm nhận thức của trẻmẫu giáo 5 – 6 tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Kĩ năng quan sát gắn liền với hoạt động nhận thức của trẻ, muốn hình thành và phát triển KN này nhà giáo dục cần dựa vào cấu trúc và các giai đoạn phát triển của KNQS, những đặc trưng của hoạt động nhận thức ở trẻ 5-6 tuổi. Do đó, các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải phù hợp với các giai đoạn phát triển KNQS và đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, hướng tới rèn luyện, phát triển hài hòa những KN thành phần trong cấu trúc của KNQS, phù hợp với nhu cầu, hứng thú, khả năng nhận thức, vốn kinh nghiệm đã có của từng trẻ, đảm bảo khuyến khích trẻ tích cực, tự giác và chủ động tham gia vào các quá trình khám phá, tiếp cận, tìm hiểu đối tượng để thỏa mãn nhu cầu nhận thức và sáng tạo.