72 48,0 Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về
S TT Các yếu tố ảnh hưởng
TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ĐTB Thứbậc Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL 1
Đặc điểm, sự phát triển của cá nhân trẻ 2.58 1
Đặc điểm nhận thức của trẻ 98 65.3 32 21.3 20 13.3 2.36 4
Sự tích cực và chủ động của trẻ 78 52.0 52 34.7 20 13.3 2.39 3
Vốn hiểu biết về kĩ thuật tạo
hình cơ bản của trẻ 130 86,7 20 13,3 0 0 2.87 1
Vốn tri thức, kinh nghiệm về thế giới xung quanh và những
kiến thức cơ bản về HĐCG 110 73.3 30 20 10 6.7 2.67 2
Thái độ và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển KNQS cho trẻ trong tổ chức HĐCG
66 44 64 42.7 20 13.3 2.31 4
Tình yêu và lòng đam mê với nghệ thuật chắp ghép, có năng lực QS và nhận thức thẩm mỹ
78 52 62 41.3 10 6.7 2.45 3
Có những hiểu biết sâu sắc về quá trình tổ chức HĐCG cho trẻ
và hiểu biết phong phú về VLTN 112 74.7 28 18.7 10 6.7 2.68 1 Sử dụng thành thạo những kĩ
thuật tạo hình cơ bản với VLTN
để có thể làm mẫu cho trẻ QS 110 73.3 30 20 10 6.7 2.67 2
3
Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non 2.38 4
Môi trường vật chất mang tính thẩm mĩ, với sự sắp xếp, trang trí đa dạng, phong phú của VLTN
105 70 35 23.3 10 6.7 2.63 1
Đồ dùng, dụng cụ tạo hình và các trang thiết bị trong trường, lớp mẫu giáo được trang bị đầy đủ
90 60.0 30 20.0 30 20.0 2.4 2
Môi trường tâm lí xã hội trong lớp học luôn thoải mái, thân thiện, nhẹ nhàng và gần gũi, giúp trẻ tự tin
56 37.3 54 36.0 40 26.7 2.11 3
4
Yếu tố gia đình, cộng đồng và các hoạt động văn hoá xã hội 2.43 3
Cha mẹ và người lớn xung quanh là nguồn động lực, định hướng cho trẻ cách QS, giúp trẻ tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tạo thói quen, nhu cầu QS
88 58.7 43 28.7 19 12.7 2.46 1
Sự phát triển của khoa học và công nghệ với những nhóm vật
liệu mới hấp dẫn, đa dạng 83 55.3 43 28.7 24 16 2.39 2
Điểm TB chung 2,48
Ghi chú: Mức thấp: 1,00 ≤ ĐTB <2,00; Mức trung bình: 2,00 ≤ ĐTB < 2,48; Mức cao: 2,48 ≤ ĐTB≤ 3,00.
Với ĐTB = 2,48 cho thấy ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được GVMN đánh giá tập trung ở mức Trung bình. Mỗi nhóm yếu tố lại được đánh giá có mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó Đặc điểm, sự phát triển của cá
nhân trẻ và Khả năng của giáo viên là hai nhóm yếu tố được GVMN đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với ĐTB lần lượt là 2,58 và 2,53 và đều ở mức cao.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm yếu tố Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non và Yếu tố gia đình, cộng đồng và các hoạt động văn hoá xã hội
là 2 nhóm yếu tố được GVMN nhận định có ảnh hưởng không nhiều đến quá trình sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tuy nhiên những nhận định và đánh giá của GVMN chưa đồng đều.
Nhìn vào bảng 2.18 chúng ta thấy:
GVMN đánh giá cao một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS của trẻ như: Đặc điểm, sự phát triển của cá nhân trẻ xếp vị trí số 1, trong đó yếu tố Vốn hiểu biết về kĩ thuật tạo hình cơ bản của trẻ được 86,7% GV nhận định là yếu tố rất ảnh hưởng, xếp vị trí số 1, sau đó là Vốn tri thức, kinh nghiệm về thế giới xung quanh và những kiến thức cơ bản về HĐCG, xếp vị trí số 2. Môi trường giáo dục trong trường mầm non được ví như người giáo viên thứ hai, trong quá trình tổ chức HĐCG, nếu xây dựng được môi trường giáo dục cho HĐCG từ VLTN hấp dẫn mang tính thẩm mỹ sẽ là yếu tố nền tảng kích thích trẻ QS và sáng tạo nhưng lại có tỉ lệ lựa chọn ít nhất trong bảng thống kê, xếp vị trí thứ 4. Kết quả này cho thấy, GVMN chưa thật sự coi trọng và đánh giá cao việc sử dụng VLTN xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.
Qua trao đổi và phỏng vấn 20 GVMN chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân cơ bản khi nhóm yếu tố Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non có tỉ lệ lựa chọn thấp (xếp vị trí thứ 4) là do họ e ngại phải đầu tư quá nhiều công sức cho hoạt động này. Cô giáo Dương Thị H (trường mầm non Việt Hòa) trao đổi: “Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG trong đó nổi bật là môi trường vật chất và việc trang bị các đồ dùng, dụng cụ tạo hình cho HĐCG sử dụng VLTN gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là GVMN ở thành phố nên rất khó sưu tầm VLTN, hơn nữa, khi sưu tầm, bảo quản cũng như sử dụng VLTN đòi hỏi sự kì công và mất rất nhiều thời gian, công sức của GVMN. Muốn có được số lượng VLTN đa dạng tạo môi trường giáo dục cho HĐCG phù hợp với các chủ đề giáo dục, GVMN phải đầu tư nhiều công sức tìm kiếm, sưu tầm và bảo quản.” Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích cho lí do tại sao GVMN ít lựa chọn yếu tố môi trường giáo dục trong trường mầm non.
Kết quả trên cho thấy, nhận định của GVMN về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non còn chưa thật bao quát, khoa học, còn mang tính chủ quan phiến diện theo cảm xúc và suy nghĩ của mình.