phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo
1.5.2.1. Khái niệm sử dụng vật liệu thiên nhiên
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [51, tr.1085]: “Sử dụng là lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu mục đích nào đó”.
Từ khái niệm VLTN và các phân tích về tính ứng dụng của VLTN trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là HĐCG của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, có thể hiểu: Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của trẻ mẫu giáo là dùng những chi tiết, VLTN gần gũi, phù hợp, dễ tìm kiếm ngoài tự nhiên giúp trẻ tái hiện lại những mô hình, kết cấu, vật thể trong không gian ba chiều theo trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo của trẻ.
Việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của trẻ bao gồm việc xác định, lựa chọn và thực hiện: Mục đích, Nội dung, Phương pháp, Hình thức sử dụng các loại vật liệu được thu thập từ tự nhiên cho HĐCG như những phương tiện giáo dục của hoạt động nghệ thuật này. Hiệu quả sử dụng VLTN cho HĐCG sẽ được đánh giá hướng tới hình thành, bồi dưỡng những xúc cảm, tình cảm, nhận thức thẩm mĩ, óc QS và khả năng tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật của trẻ.
1.5.2.2. Vai trò của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG với quá trình phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo.
Theo N.P Xakulina: “Không thể nắm được KN tạo hình nếu không có sự phát triển của tri giác bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng, tức là không có sự phát triển của KNQS”. [84, tr.4] Tăng cường sử dụng VLTN trong các hình thức tổ chức HĐCG mang lại những lợi ích to lớn, tạo ra một môi trường hoạt động thú vị, luôn thay đổi, kích thích trẻ tò mò khám phá, tích cực QS và nhận thức, đây là một hoạt động giáo dục tác động đến nhiều mặt phát triển của trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và đặc biệt nó tạo ra môi trường để rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ. Cụ thể:
- Giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ cho quá trình quan sát: Quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN luôn đặt ra cho trẻ nhiều nhiệm vụ QS tương ứng với yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình tổ chức hoạt động này như: QS, tìm kiếm, nghiên cứu VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG nhằm tích lũy thông tin hình thành vốn biểu tượng, hình tượng; QS các thao tác, kĩ thuật tạo hình mẫu; QS quy trình tạo sản phẩm; QS, thưởng thức thẩm mĩ và đánh giá sản phẩm chắp ghép… Những nhiệm vụ QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN ban đầu có thể do GV đặt ra hoặc định hướng cho trẻ, dần dần, trước những yêu cầu đòi hỏi của HĐCG trẻ phải tự mình xác định những nhiệm vụ QS chính xác, từ đó KN xác định nhiệm vụ QS dần được hình thành ở trẻ.
- Tăng cường sự phối hợp của các giác quan cho hoạt động tiếp nhận của trẻ: Với những nhiệm vụ QS đã được xác định trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, trẻ phải nhanh chóng tìm kiếm và xác định những phương thức QS phù hợp (QS chủ yếu bằng xúc giác vận động, QS chủ yếu bằng thị giác, QS bằng cách phối hợp các giác quan như thính giác thậm chí trẻ sử dụng cả khứu giác, vị giác hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS) để dễ dàng nắm bắt các thuộc tính, phẩm chất và đặc điểm của đối tượng QS chính xác, đầy đủ hơn. Các giác quan của trẻ liên tục được sử dụng để tiếp xúc, khám phá trực tiếp VLTN hay đối tượng miêu tả trong HĐCG nên ngày càng hoàn thiện và trở nên nhanh nhạy, linh hoạt hơn.
- Nâng cao tính tích cực của các quá trình nhận thức: Quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN sẽ kích thính ở trẻ tính tò mò, ham tìm kiếm và khám phá, QS các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên để tìm hiểu những đặc điểm, tính chất của các loại vật liệu tạo hình có nguồn gốc từ tự nhiên. Vốn hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên xung quanh nhờ vậy sẽ trở nên phong phú, giúp trẻ có thể tạo sức truyền cảm cho các sản phẩm tạo hình của mình, rèn luyện khả năng nhận thức thẩm mĩ quan trọng cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Các thao tác tư duy và trí tuệ trong quá trình QS như: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… được huy động thường xuyên nên ngày càng nhạy bén, tích cực, hỗ trợ và làm chính xác hóa những thông tin ban đầu mà các giác quan của trẻ cung cấp, giúp trẻ phát hiện không chỉ những đặc điểm, tính chất bên ngoài và cả một số thuộc tính bên trong cùng những mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật trong tự nhiên, sự liên hệ mang tính thẩm mĩ giữa VLTN với những đối tượng miêu tả trong HĐTH nói chung và trong HĐCG nói riêng.
- Tăng cường phát triển ngôn ngữ, hình thành các khái niệm: Khi tham gia vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép từ VLTN trẻ phải khám phá sự phong phú, đa dạng của VLTN, nghiên cứu các đối tượng miêu tả, tìm hiểu các mối liên hệ hình thái giữa VLTN với dáng vẻ của các đối tượng miêu tả để lựa chọn các vật liệu tạo hình, những kĩ thuật tạo sản phẩm chắp ghép phù hợp và cuối cùng là đánh giá, thưởng thức các sản phẩm chắp ghép trẻ tạo ra. Trong quá trình này trẻ phải thường xuyên QS, đối chiếu, so sánh và sử dụng ngôn ngữ để nhận xét, phân tích, phán đoán, mô tả kết quả QS, đồng thời chia sẻ những cảm xúc, thông tin và kinh nghiệm QS của mình, gọi tên đặc tính thẩm mĩ tạo hình của các loại VLTN. Vẻ đẹp, sự hấp dẫn và gần gũi của thiên nhiên cũng như VLTN kích thích tính tích cực của hoạt động ngôn ngữ, giúp trẻ mở rộng vốn từ, hình thành hiểu biết phong phú và xây dựng các khái niệm liên quan đến vạn vật trong tự nhiên. Nhờ vậy, lời nói của trẻ trở nên giàu hình tượng và truyền cảm, ngôn ngữ trở nên mạch lạc, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tư duy, nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo cũng như khả năng giao tiếp, tương tác trong HĐCG.
- Mở rộng và làm giàu vốn biểu tượng, ấn tượng về môi trường sống xung quanh: Thường xuyên được QS, khám phá thiên nhiên, những sự vật, hiện tượng, những loại VLTN phong phú và đa dạng trong thế giới tự nhiên cùng những mô hình, sản phẩm chắp ghép từ VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh, làm cho tri thức và cảm xúc của trẻ ngày càng sâu sắc và “giàu có” cả về lượng và chất, thúc đẩy những xúc cảm nghệ thuật và khả năng tưởng tượng sáng tạo phong phú của trẻ trong HĐCG.
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định, việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG sẽ tạo nên môi trường giáo dục với những điều kiện và phương tiện rất thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNQS cũng như khả năng nhận thức thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
1.5.2.3. Quá trình sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi