BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KNQS

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 130 - 133)

- Cách thứ hai: Tiến hành QS, theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện những nhiệm vụ QS trong các hình thức HĐCG sử dụng VLTN Kết quả theo dõ

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KNQS

Biện pháp 2: Tạo tình huống có vấn đề trong HĐCG giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ

quan sát VLTN

Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG

Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ hội trải nghiệm cho trẻ rèn luyện các phương thức QS khác nhau Biện pháp 5: Đánh giá kết quả hình thành

KNQS và sử dụng VLTN trong HĐCG

chia sẻ thông tin một cách cởi mở.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và thống nhất trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. GV nên phối hợp sử dụng các biện pháp giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non, khả năng chắp ghép của trẻ trong lớp, tận dụng và khai thác tối đa nguồn VLTN phong phú, đa dạng của địa phương. Mỗi trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm, mức độ phát triển KNQS, cũng như khả năng chắp ghép riêng, GV nên áp dụng sáng tạo các biện pháp và có thể điều chỉnh các biện pháp khi cần.

Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Nhìn vào sơ đồ 3.1 có thể thấy rõ mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

- Biện pháp Tạo dựng môi trường giáo dục phong phú VLTN cho HĐCG nhằm phát triển KNQS đóng vai trò nền tảng ban đầu tạo điều kiện cho các quá trình bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ.

- Biện pháp Tạo tình huống có vấn đề trong HĐCG giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát VLTN, liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau thành một hệ thống tác động sư phạm khoa học, phù hợp với tính chất của HĐCG của trẻ 5 - 6 tuổi nhằm từng bước phát triển KNQS cũng như KN chắp ghép cho trẻ.

- Các biện pháp Hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển

BIỆN PHÁP PHÁTTRIỂN KNQS TRIỂN KNQS

KNQS qua các hình thức HĐCG và biện pháp Tạo nhiều cơ hội trải nghiệm cho trẻ rèn luyện các phương thức QS khác nhau tạo ra những cơ hội cho trẻ rèn luyện KNQS một cách chủ động, linh hoạt trong các hình thức tổ chức HĐCG với nguồn VLTN phong phú. Việc thực hiện hiệu quả 2 biện pháp này sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn tri thức, kinh nghiệm phong phú về VLTN sử dụng trong HĐCG, làm cho những kinh nghiệm KNQS đã có của trẻ ngày càng trở nên ổn định và bền vững đồng thời giúp GV có thể dễ dàng thực hiện biện pháp tiếp theo.

Biện pháp Đánh giá kết quả hình thành các KNQS và sử dụng VLTN trong HĐCG là biện pháp góp phần thực hiện hai mục đích: Phát triển các KNQS cho trẻ và hỗ trợ GV trong việc xác định hiệu quả của công tác sư phạm, dần hình thành ở trẻ thói quen tự QS, đánh giá và rút kinh nghiệm trong các hoạt động của trẻ đồng thời cũng giúp GV có thể xác định chất lượng và hiệu quả của các biện pháp đang áp dụng cũng như mức độ phát triển KNQS của trẻ để có thể đưa ra những giải pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ưu việt nhất.

Kết luận chương 3

1. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng định hướng cho quá trình phát triển KNQS cho trẻ đạt hiệu quả cao.

2. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được đề xuất gồm 5 biện pháp, xây dựng theo hướng làm phong phú các trải nghiệm rèn luyện, phát triển các thành tố trong cấu trúc KNQS của trẻ thông qua các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN đa dạng, phong phú và theo sát các giai đoạn phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Vì thế, các biện pháp này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến quá trình phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của trẻ ở trường mầm non.

3. Các biện pháp được xây dựng trong luận án có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác và bổ trợ cho nhau tạo ra một cơ chế thống nhất, thúc đẩy và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong toàn bộ quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG đều góp phần phát triển KNQS cho trẻ, trong đó biện pháp 1 và 2 sử dụng nguồn VLTN gần gũi, đa dạng trong HĐCG nhằm kích thích hứng thú, nhu cầu, giúp trẻ xác định nhiệm vụ QS; Biện pháp 3 và 4 khai thác những nét đặc trưng thẩm mĩ của VLTN rèn luyện cho trẻ cách phối hợp các phương thức QS, trải nghiệm KNQS và nắm vững tiến trình QS; Biện pháp 5 tạo cho trẻ thói quen QS, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép và đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ để có những điều chỉnh các hoạt động nhằm phát triển KNQS cho trẻ phù hợp hơn. Do đó cần sử dụng và phối hợp đồng bộ các biện pháp này hướng tới mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 4

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w