Đặc điểm khả năng chắp ghép của trẻ mẫu giáo –6 tuổ

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 36 - 38)

Hoạt động chắp ghép là hoạt động phối hợp giữa HĐTH và hoạt động vui chơi, tạo cho trẻ nhiều cơ hội để trải nghiệm và thể hiện những hiểu biết, ấn tượng đã thu thập được từ thế giới xung quanh kết hợp với khả năng chắp ghép để tạo ra những mô hình, sản phẩm khác nhau sử dụng trong cuộc sống của trẻ. Khả năng chắp ghép của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có những đặc điểm cơ bản sau:

- Về xúc cảm, tình cảm và thái độ thẩm mĩ trong HĐCG

Quá trình sử dụng các giác quan để tiếp xúc và QS trực tiếp các loại vật liệu tạo hình giúp trẻ phát hiện ra vẻ đẹp của từng loại vật liệu qua đặc điểm, chi tiết, màu sắc, hình dạng, kích thước… thu thập vốn biểu tượng phong phú, đa dạng, từ đây những xúc cảm tích cực của trẻ nảy sinh. Những xúc cảm được thể hiện qua ánh mắt sáng rực, nét mặt tươi vui hay sự thán phục trong giọng nói khi trẻ mô tả những đặc điểm thẩm mĩ của đối tượng QS. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [70, tr.40] nhận định: “đây là thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ”, tức là những xúc cảm tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp. Chính những xúc cảm thẩm mĩ đó sẽ điều khiển mọi cảm xúc của trẻ, giúp trẻ khám phá, tìm kiếm những chất liệu, những nét tương đồng, phù hợp của vật liệu tạo hình với những ý tưởng chắp ghép.

- Về khả năng tìm hiểu đối tượng miêu tả

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực hơn trong khảo sát, khám phá nguồn vật liệu tạo hình và các đối tượng miêu tả để tìm hiểu các đặc tính của chúng. Khi QS, khám phá

trẻ biết phối hợp sử dụng các giác quan, biết cầm đối tượng đó lên, xoay trở mọi phía, ngắm nghía, sờ mó, chú ý đến những đặc điểm nổi bật nhất của nó. [70] Kĩ năng vận động của trẻ đã phát triển tốt hơn, trẻ có thể sử dụng linh hoạt các ngón tay, biết phối hợp vận động giữa mắt và tay để khám phá, nhận biết, có khả năng điều khiển các công cụ hỗ trợ trong quá trình QS (kính, cân, máy ảnh, thước đo) để thu thập thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác và sinh động về đối tượng miêu tả. Tư duy trừu tượng phát triển giúp trẻ bắt đầu biết biểu thị một vật nào đó bằng một vật thay thế. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã lĩnh hội được các chuẩn nhận cảm về màu sắc, hình dạng, kích thước… biết so sánh thuộc tính của sự vật với những chuẩn đó. Với năng lực nhận thức thẩm mĩ cùng KN vận động linh hoạt, trẻ độ tuổi này có thể cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh, đối tượng miêu tả từ đó lựa chọn những vật liệu tương đồng, phù hợp để truyền đạt chính xác cấu trúc hình tượng đối tượng miêu tả trong HĐCG.

- Về khả năng lựa chọn nội dung miêu tả

Nhờ KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển tốt hơn những độ tuổi trước nên vốn tri thức và biểu tượng mà trẻ tích luỹ cho HĐCG ngày càng trở nên phong phú và sâu sắc. Khả năng so sánh, khái quát hóa của trẻ độ tuổi này phát triển ngày càng mạnh mẽ giúp trẻ dễ dàng đưa ra những phân tích, phán đoán chính xác về đối tượng QS kết hợp những kiến thức, kinh nghiệm từ các quá trình QS trước đó để hình thành ý tưởng sáng tạo trong HĐCG. Nội dung miêu tả trong HĐCG được trẻ lựa chọn phong phú, đa dạng hơn, trẻ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo ngày càng phong phú, với những hình tượng mới lạ, hấp dẫn và hình dung trong đầu cách thức thể hiện những hình tượng chắp ghép đó như thế nào theo một trình tự tỉ mỉ hơn.

- Về kĩ năng chắp ghép của trẻ

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, cơ bàn tay và ngón tay phát triển thuần thục hơn, trẻ có thể khám phá các loại vật liệu, điều khiển các công cụ hỗ trợ trong quá trình QS và tạo hình. Ngoài ra, khả năng phối hợp hoạt động giữa mắt và tay tương đối thuần thục cùng với sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay và ngón tay giúp trẻ thực hiện tốt các thao tác, KN xử lý vật liệu trong quá trình chắp ghép như: vê, vuốt, gắn đính, luồn, xâu, gấp … tạo ra các chi tiết, bộ phận nhỏ, các khối, hình sau đó ghép chúng lại với nhau thành hình tượng chắp ghép hoàn chỉnh và chính xác.

- Về khả năng cảm nhận, thưởng thức kết quả chắp ghép

Khả năng cảm nhận, thưởng thức và đánh giá kết quả chắp ghép của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có những bước phát triển vượt trội hơn những độ tuổi trước, trẻ dần có thói quen QS và QS lại. Khi được lắng nghe những phân tích, chia sẻ bằng ngôn ngữ mô tả giàu hình tượng, giàu cảm xúc của cô giáo và các bạn về các sản phẩm tạo hình, trẻ dần cảm nhận và có những rung động trước những sản phẩm đó. Những cảm nhận của trẻ thường dễ dàng được bày tỏ ra bên ngoài thông qua thái độ thích hay chán, yêu hay ghét, vui hay buồn trước một sản phẩm chắp ghép đẹp hay còn chưa thật hoàn chỉnh, từ đó rút kinh nghiệm và có mong muốn tạo ra những sản phẩm chắp ghép khác đẹp và hoàn thiện hơn.

Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển đạt tốc độ khá nhanh, hầu hết trẻ độ tuổi này đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục trong sinh hoạt. [70] Vì vậy, trong quá trình thưởng thức, đánh giá kết quả tạo hình, trẻ đã biết gọi tên các bộ

phận, mô tả cấu trúc của sản phẩm chắp ghép bằng lời, chia sẻ, diễn tả lại các bước, quy trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép, lắng nghe và hiểu những lời hướng dẫn, nhận xét của GV, tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn một cách rõ ràng, mạch lạc.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w