Tăng chất lượng các đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 95 - 99)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6.1 Tăng chất lượng các đầu tư công

Kết quả phỏng vấn sâu các lãnh đạo và cán bộ liên quan ở địa phương và kết quả thảo luận nhóm ở các thôn đã cho thấy tất cả ý kiến đánh giá đều thừa nhận hoạt động GSĐTCCĐ đã góp phần làm tăng đáng kể chất lượng đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới, bao gồm cả các đầu tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và các đầu tư công các công trình cơ sở hạ tầng có dân đóng góp (do xã làm chủ đầu tư).

Để đánh giá những hiệu quả và tác động của hoạt động giám sát đầu tư công chúng tôi tiến hành 3 tiêu chí sau: 1) Đánh giá về hiệu quả đầu tư công; 2) Đánh giá về mức độ hài lòng của các hộ hưởng lợi đối với các đầu tư công tại địa phương; 3) Sự khiếu nại, tố cáo của người dân về các đầu tư công trong 5 năm qua.

3.6.1.1 Đánh giá về hiệu quả đầu tư công

Sự đánh giá của người dân đóng vai trò quan trọng, là thước đo về hiệu quả của các công trình đầu tư tại địa phương, chính người dân cũng sẽ trả lời cho câu hỏi liệu có các hoạt động giám sát của BGSĐTCCĐ thì chất lượng các đầu tư công có cải thiện ở địa phương hay không. Kết quả ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả đầu tư công được thể hiện ở bảng 3.21:

Bảng 3.21. Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả đầu tư công trong xây dựng CSHT

(Đơn vị:%, N=90)

n (hộ)

Rất hiệu

quả Hiệu quả

Chưa hiệu quả Không hiệu quả Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Quảng Công 45 9 20 32 71,1 4 8,9 0 0 Quảng Phú 45 12 26,7 31 68,9 2 4,4 0 0 Chung 90 21 23,35 63 70,0 6 6,65 0 0 “Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu ở bảng 3.21 cho thấy, các ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động giám sát đầu tư công là hiệu quả với 70% và rất hiệu quả là 23,35%, không có ý kiến đánh giá không hiệu quả. Trong đó, ở xã Quảng Công số ý kiến đánh giá hiệu quả và rất hiệu quả của người dân tương ứng là 71,1% và 20% . Tuy nhiên, vẫn còn 8,9% số hộ trả lời là chưa hiệu quả là bởi thực tế vẫn còn những công trình sai phạm và đang chờ đợi sửa chửa, thời gian sửa chửa rất lâu nên phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Số liệu ở bảng 3.21 cũng cho thấy, ở xã Quảng Phú số ý kiến đánh giá hiệu quả và rất hiệu quả của người dân tương ứng là 68,9% và 26,7%. Trong đó, số ý kiến đánh giá chưa hiệu quả của người dân là 4,4%, tỷ lệ này cho thấy thấp hơn so với xã Quảng Công. Nguyên nhân là ở xã Quảng Phú cũng có một vài công trình sai phạm nhưng khi có phát hiện sai phạm BGSĐTCCĐ trình báo ngay cho cơ quan chức năng và yêu cầu chủ thầu sửa chửa trong thời gian ngắn để tránh ảnh hưởng đến người dân, những kết quả xử lý sai phạm sẽ được thông tin lại cho người dân biết.

Nhìn chung, người dân đánh giá cao hiệu quả của đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng, không có ý kiến không hiệu quả nhưng vẫn còn những ý kiến chưa hiệu quả từ người dân, nguyên nhân chủ yếu là thực tế vẫn còn những công trình sai phạm và việc xử lý khắc phục sửa chữa kéo dài thời gian quá lâu ảnh hưởng đến sinh hoạt hang ngày của người dân. Do đó, cần có những biện pháp nhằm khắc phục những để hoạt động giám sát đầu tư công mang lại hiệu quả hơn nũa.

3.6.1.2 Mức độ hài lòng của người dân với các công trình đầu tư công

Chất lượng công trình của các đầu tư xây dựng CSHT là yếu tố quyết định dẫn đến hiệu quả của các đầu tư công. Đều này được thể hiện qua mức độ hài lòng của người dân đối với các công trình. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các hoạt động đầu tư công trên địa bàn trong 5 năm (2010-2015) được trình bày ở bảng 3.22:

Bảng 3.22. Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ hài lòng đối với các hoạt động

đầu tư công trong xây dựng CSHT tại địa phương trong 5 năm qua

(Đơn vị:%, N=90)

Chỉ tiêu đánh giá Mức độ Quảng

Công

Quảng

Phú Chung

Chất lượng công trình Không hài lòng 5,2 7,1 6,15

Hài lòng 65,6 57,6 61,6

Rất hài lòng 29,2 35,3 32,25 Hiệu quả sử dụng công

trình

Không hài lòng 0,0 3,1 1,55

Hài lòng 71,8 69,6 70,7

Rất hài lòng 28,2 27,3 27.75 Kết quả giám sát công

trình

Không hài lòng 0,0 11,4 5,7

Hài lòng 65,0 68,8 66,9

Rất hài lòng 35,0 19,8 27,4

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Bảng số liệu 3.22 cho thấy, hầu hết số hộ được khảo sát đánh giá tốt về chất lượng các công trình đầu tư tại địa phương, tỷ lệ ý kiến hài lòng và rất hài lòng cao, tương ứng là 61,6% và 32,35%. Nguyên nhân là bởi các công trình được thi công tại địa phương là những chủ thầu ở ngay tại xã nên họ cũng chú ý đến chất lượng công trình, một phần là BGSĐTCCĐ xã/thôn giám sát và kiểm tra thường xuyên nên chủ thầu xây dựng công trình đảm bảo chất lượng. Mặc dù vậy nhưng vẫn có ý kiến không hài lòng ở 2 xã về chất lượng của công trình với 6.15% ý kiến trả lời. Lý do người dân không hài lòng là bởi chất lượng một vài công trình không đảm bảo, vẫn còn những công trình hư hỏng cần phải sửa chửa mới có thể đưa vào sử dụng trở lại được, trong

quá trình sửa chửa các công trình người dân gặp phải những khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

Đối với hiệu quả sử dụng công trình, số liệu ở bảng 3.22 cho thấy có 70,7% ý kiến trả lời là hài lòng và 27.75% rất hài lòng. Trong đó vẫn còn ý kiến đánh giá không hài lòng là 1,55%. Tuy nhiên ý kiến không hài lòng thuộc về xã Quảng Phú với 3,1% ý kiến là do Quảng Phú có nhiều công trình đầu tư tại địa phương sau khi đưa vào sử dụng vẫn có những công trình chưa đứng theo như mong muốn của người dân, hiện tại nhà văn hóa thôn quá chật và nhỏ nên mỗi lần họp rất nhiều người bỏ về sớm.

Về kết quả giám sát công trình, số liệu ở bảng 3.22 cũng cho thấy, tỷ lệ số hộ trả lời hài lòng là 66,9% và rất hài lòng 27,4%. Tuy vậy, vẫn có ý kiến đánh giá không hài lòng ở xã Quảng Phú 11,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do BGSĐTCCCĐ thôn còn cả nể, thiếu tinh thần vì tập thể, sợ bị trù dập nên không phản ảnh kịp thời các hiện tượng sai trái của nhà thầu thi công trong quá trình thi công công trình. Nhiều ý kiến cũng cho rằng năng lực và kinh nghiệm giám sát về lĩnh vực này của các thành viên BGSĐTCCĐ còn hạn chế, chưa được tập huấn, không có kinh phí hỗ trợ cho BGSĐTCCĐ nên sự giám sát vẫn còn hạn chế.

Nhìn chung, tất cả các ý kiến đều hài lòng về chất lượng, hiệu quả sử dụng và kết quả giám sát công trình. Điều này chứng tỏ rằng trong 5 năm gần đây, với những nổ lực của Nhà nước trong công cuộc cải cách nhằm gia tăng chất lượng các đầu tư công đã mang lại những hiệu quả đáng kể và được người dân nhìn nhận và đánh giá cao.

3.6.1.3 Sự khiếu nại, tố cáo của người dân về chất lượng các công trình đầu tư công tại địa phương

Ngoài việc tìm hiểu về hiệu quả và mức độ hài lòng của người dân về đầu tư công thì sự khiếu nại và tố cáo của người dân về chất lượng của các đầu tư công tại địa phương là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động GSĐTC. Do vậy, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về chỉ tiêu này và kết quả được thể hiện ở bảng 3.23:

Bảng 3.23. Kết quả khảo sát sự khiếu nại, tố cáo của người dân về chất lượng các

công trình đầu tư công tại địa phương.

(Đơn vị:%, N=90)

n (hộ) Có khiếu nại Không khiếu nại

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Quảng Phú 45 1 2,22 44 97,78

Quảng Công 45 3 6,67 42 93,33

Số liệu ở bảng 3.23 cho thấy, việc khiếu nại, tố cáo về chất lượng các đầu tư công tại địa phương chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 4 ý kiến chiếm 4,45% số hộ khảo sát. Trong đó, ở xã Quảng phú là 1 khiếu nại với 2,22% ý kiến trả lời và 3 khiếu nại với 6,67% ý kiến trả lời. Qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được biết khi phát hiện ra sai phạm người dân sẽ khiếu nại, tố cáo phản ảnh bằng miệng với lãnh đạo thôn, xã và BGSĐTCCĐ chứ không sử dụng hình thức bằng văn bản bởi người dân vẫn còn e ngại khi phải viết đơn trình báo.

Qua đó cho thấy, trong thời gian qua các đầu tư công do xã làm chủ đầu tư, có đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới có chất lượng tốt, đảm bảo đã thực sự làm người dân hài lòng về chất lượng của các công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)