CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT ĐẦU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT ĐẦU

ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.2.1 Thực trạng thực hiện công tác đầu tư công trong cả nước

Đầu tư công đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, làm ổn định xã hội, người dân được hưởng những phúc lợi do quá trình đầu tư mang lại. Tuy nhiên nếu không thực hiện đầu tư hiệu quả sẽ gây ra rất nhiều hệ quả: tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thất thoát, tham nhũng… Sau đây là một số mô tả thực trạng đầu tư công đã được thực hiện từ năm 2011- 2015 của nước ta:

1.2.1.1 Tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP tăng liên tục từ 18,1% lên 42,2% so với GDP vào năm 2010. Giai đoạn 2011 – 2012, tỷ lệ đầu tư so với GDP chỉ đạt trên 30% thấp hơn khoảng 10% so với giai đoạn 2001 – 2010, thấp hơn khoảng 3% so với mức 33% của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Tỷ trọng đầu tư công (là các khoản đầu tư được hình thành từ ngân sách nhà nước, từ trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước, ODA và các doanh nghiệp nhà nước đã giảm khá nhanh từ khoảng 59% năm 2000 xuống gần 38,2% năm 2008 nhưng lại tăng lên 44,1% vào năm 2010. Tỷ trọng đầu tư của khu vực nước ngoài nhà nước tăng từ 23% năm 2000 lên 37,1% năm 2010 và khoảng 36% giai đoạn 2011 – 2012. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng từ 18% lên hơn 25,5% năm 2008, giảm mạnh còn 18,8% năm 2010 và đạt trung bình 23% giai đoạn 2011-2012. [2]

1.2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công

Trong thời kì 2001 – 2010, tổng vốn đầu tư công tăng bình quân 10,2%/naqm (theo giá cố định), thấp hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (15,1%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,5%/năm); trong đó

ggia đoạn 2001-2005 tăng 11,1%, giai đoạn 2006-2010 tăng 9,3%. Do thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ tăng 7,8%, trong đó đầu tư công giảm 3,8%. [2]

Trong thời kỳ 2001-2010, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng bình quân 10,5%/năm, chiếm khoảng 51,7% tổng vốn đầu tư công. Vốn vay của Nhà nước, trong đó chủ yếu là vốn tín dụng đầu tư nhà nước đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/năm, chiếm khoảng 23,1% tổng vốn đầu tư công. Giai đoạn 2011-2012 đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 52% phần còn lại đầu tư từ trái phiếu và doanh nghiệp nhà nước. [2]

1.2.1.3 Cơ cấu vốn đầu tư công

Cơ cấu vốn đầu tư công bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay và vốn doanh nghiệp nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước bao gồm vốn từ ngân sách, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia và các ngành dao động trong khoảng từ 40%đến 65% tổng vốn đầu tư công. Tỷ trọng vốn ngân sách tăng liên tục từ năm 1995-2009 nhưng có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt tín dụng và cắt giảm đầu tư công từ 2009 đến nay. Vốn Doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 20% đến 30%, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2001-2005, tăng lên trong 2 năm 2006-2007, nhưng giảm trong giai đoạn 2008-2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. [2]

1.2.1.4 Cơ cấu đầu tư công theo ngành

Trong những năm qua, cơ cấu đầu tư công theo ngành, lĩnh vực đã có sự chuyển dịch theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Vốn đầu tư công cho ngành nông, lâm và thủy sản thời kỳ 2001-2010 tăng trưởng bình quân 3,65%, quy mô theo giá thực tế đạt 127,595 tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần thời kỳ 1990-2000, chiếm 6,9% tổng vốn đầu tư của Nhà nước. Đây là ngành có mức tăng trưởng đầu tư công thấp nhất trong tất cả các ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư công cho nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có xu hướng giảm, từ 12,3% thời kỳ 1996-2010 xuống 7,9% thời kỳ 2001-2005 và 6,4% vào thời kỳ 2006-2010. [11]

Việc sử dụng công cụ đầu tư công để phát triển các ngành, vùng trọng điểm, then chốt chưa thực sự phát huy được hiệu quả đầu tư công. Những kết quả của việc đầu tư vào các vùng, ngành trọng điểm, ưu tiên có tính chất lan tỏa cao đối với phát triển kinh tế chưa thấy rõ. Định hướng đầu tư nhà nước vào các ngành có khả năng lan tỏa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa đã không đi đúng hướng trong giai đoạn 2001 – 2012. [11]

1.2.2 Tình hình thực hiện công tác giám sát đầu tư công của cộng đồng ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ tỉnh Bắc Trung Bộ

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có thể khẳng định chương trình đã được triển khai tích cực, đúng hướng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực. Đến nay, xây dựng NTM đã trở thành phong trào thi đua, phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp trong cả nước. Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân: từ trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, sang tự chủ thực hiện, tạo thành phong trào sôi động khắp cả nước.

Để có được những thành công đó trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai xây dựng NTM. Hàng nghìn công trình xây dựng hạ tầng nông thôn tại các xã, thị trấn, bản, như: làm nhà văn hoá, xây cầu, trường học, kênh mương, làm đường và các dự án đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp… Để nâng cao hiệu quả, chất lượng và đảm bảo tiến độ các công trình, nhiều địa phương, nhất là ở xã, bản đã thành lập các ban giám sát đầu tư cộng đồng với các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, ban giám sát đầu tư cộng đồng ở nhiều địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả kịp thời phát hiện những bất cập trong quản lý đầu tư và triển khai xây dựng các công trình. Sau đây là kết quả giám sát cộng đồng của một số tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ:

1.2.2.1 Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là 1 trong 7 tỉnh đầu tiên của cả nước về đích trong thực hiện chương trình nông thôn mới. Để đạt được thành tích này đòi hỏi sự nổ lực và phấn đấu của người dân và chính quyền địa phương. Tất vả những công trình xây dựng đều được nhân dân bàn bạc dân chủ, công khai, do nhân dân thực hiện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp quy hoạch, tiến độ, chất lượng công trình, đảm bảo mỹ quan, môi trường và lợi ích của cộng đồng. Tuy nhiên, việc giám sát không phải thực hiện một cách tự do, tùy tiện mà do BGSĐTCĐ được nhân dân ở các khu dân cư lựa chọn bầu ra, Ban Thường trực UBMTTQ các xã, phường, thị trấn quyết định công nhận và trực tiếp hướng dẫn hoạt động theo nhiệm kỳ 2 năm.

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 262 BGSĐTCĐ với 2.397 thành viên đã thực hiện giám sát hàng ngàn công trình, phát hiện hàng trăm công trình sai phạm, kịp thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý, khắc phục. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2012, các BGSĐTCĐ đã tham gia giám sát 693 công trình, phát hiện 134 công trình có sai phạm đã kiến nghị chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo nhà thầu khắc phục, chủ yếu là các công trình mà người dân trực tiếp hưởng lợi như trường học, trạm xá, đường giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa khu dân cư…

Khi phát hiện công trình có sai phạm, Ban giám sát đầu tư cộng đồng lập văn bản kiến nghị với Chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền liên quan chỉ đạo nhà thầu xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời giám sát việc khắc phục, sửa chữa đó. Điển hình như BGSĐTCĐ xã Ân Phú, huyện Vũ Quang đã giám sát công trình trạm y tế xã, nhà văn hóa khu dân cư thôn 3 và đã phát hiện nhà thầu thi công các hạng mục không đúng với hồ sơ thiết kế đó là phần khung gỗ ngoại, gỗ cửa, gạch ốp lát, kính chắn gió, BGSĐTCĐ xã đã kiến nghị chủ đầu tư và cơ quan chức năng yêu cầu nhà thầu ngừng thi công và bố trí sử dụng các vật liệu xây dựng đúng theo quy định của hồ sơ thiết kế. Hay tại xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, BGSĐTCĐ đã giám sát việc xây dựng trường học 2 tầng và phát hiện gạch xây tường, đá đổ dầm tầng 2 không đúng với loại quy định trong hồ sơ thiết kế, Ban đã kiến nghị chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu ngừng thi công và mua đúng loại vật liệu mới được thi công tiếp. [20]

Theo dõi sát sao hiệu quả hoạt động của BGSĐTCĐ là việc làm thường xuyên của MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh, đằng sau hiệu quả hoạt động của BGSĐTCĐ là sự hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh, giám sát nghiêm túc của MTTQ. BGSĐTCĐ được kiện toàn đảm bảo chất lượng, tập hợp được những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, công tâm và tâm huyết với công việc để việc giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở thực sự có hiệu quả. [20]

1.2.2.2 Quảng Bình

Theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, MTTQ có quyền giám sát các công trình triển khai trên địa bàn có vốn đầu tư của Nhà nước, cộng đồng, người dân; theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị thi công; phát hiện các vi phạm quy định quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn, xử lý, chống lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, ...[21]

Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo và hướng dẫn thành lập các Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở tỉnh, huyện và các cơ sở. Hầu hết thành viên đều là những người có kinh nghiệm, có trình độ pháp lý nhất định. Quá trình giới thiệu nhân sự và tổ chức hội nghị ở khu dân cư để bầu Ban giám sát đầu tư cộng đồng đều được Mặt trận cơ sở thực hiện nghiêm túc, bảo đảm theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 153 Ban giám sát đầu tư cộng đồng với tổng số 1.174 thành viên. Ngoài ra, ở nhiều địa phương, hoạt động giám sát được giao cho các Ban thanh tra nhân dân đảm nhiệm. Nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho các thành viên ban giám sát, ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ các cấp những nội dung về công tác Ban giám sát đầu tư cộng đồng như: phạm vi, đối tượng giám sát, phương thức thực hiện

Để tạo thuận lợi cho các Ban giám sát đầu tư cộng đồng, cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện công khai, minh bạch trong các công việc liên quan đến cộng đồng, nhất là việc xây dựng các dự án, đề án đầu tư các công trình công cộng. Thông qua hoạt động giám sát, các Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã phát hiện nhiều thiếu sót, nhất là sai phạm trong quá trình lập thủ tục đầu tư thi công công trình; vi phạm về tiến độ đầu tư; vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại vật tư gây thất thoát tài sản của Nhà nước và nhân dân đóng góp; phản ánh kịp thời với đơn vị thi công và chủ đầu tư để khắc phục sửa chữa, bảo đảm tiến độ, tránh lãng phí, thất thoát, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức giám sát 86 công trình xây dựng cơ bản tại cộng đồng như: Đường giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng và một số công trình phúc lợi như tu sửa nghĩa trang, xây dựng nhà văn hóa, trường học, trạm y tế ... Qua giám sát đã phát hiện nhiều công trình thực hiện chưa bảo đảm kỹ thuật, sai thiết kế, buộc chủ đầu tư, nhà thầu điều chỉnh và làm lại như: đường giao thông nông thôn xã Quảng Tùng, kiên cố hóa kênh mương xã Quảng Lộc, cải tạo mạng lưới điện hạ áp nông thôn ở xã Quảng Thủy, công trình Trạm Y tế xã Quảng Lưu...

Tuy nhiên, hoạt động của các Ban giám sát đầu tư cộng đồng nhìn chung còn gặp khó khăn, hoạt động chưa hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới, để hoạt động giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồngđạt hiệu quả cao hơn nữa thì rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cũng như kinh phí hoạt động cho Ban giám sát đầu tư cộng đồng. [21]

1.2.3 Công trình nghiên cứu liên quan

Hiện tại đầu tư công là một lĩnh vực đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn là chủ đề mới nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước:

Nghiên cứu “Phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam” tác giả Trần Thị Thu Hương, Phó Trưởng ban - Ban Thể chế kinh tế thực hiện đã tập nghiên cứu về thực trạng phân cấp quản lý Đầu tư công ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, tìm ra những bất cập và nguyên nhân của những bất cập để từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp định hướng nhằm thúc đẩy công tác đổi mới phân cấp quản lý hiện nay ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, xu hướng phân cấp Quản lý nhà nước nói chung và phân cấp quản lý về đầu tư công nói riêng đang ngày càng mạnh mẽ. Nhìn chung, chủ trương phân cấp quản lý nhà nước là đúng đắn và phù hợp với xu thế chung. Chủ trương này đã thực sự góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư công, tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của chính quyền địa phương, là cơ sở cho việc triển

khai cải cách thủ tục hành chính và trực tiếp góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Tuy vậy, việc phân cấp quản lý đầu tư công một cách toàn diện, triệt để cho các Bộ, ngành và địa phương như hiện nay cũng đã bộc lộ nhiều mặt bất cập, hạn chế. Thực tế cho thấy tình trạng đầu tư công bị phê phán là kém hiệu quả, dàn trải, lãng phí, thất thoát,… trong nhiều năm vừa qua chính là hệ lụy của những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công. Nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị trong quá trình xây dựng khung pháp lý phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam cần phải xác định đúng và rõ ràng vai trò của Nhà nước đến đâu trong phát triển kinh tế - xã hội và chỉ khi xác định được cụ thể vai trò của Nhà nước thì lúc đó Nhà nước mới có thể sử dụng chính sách đầu tư công một cách hiệu quả. [6]

Nghiên cứu “Kiểm tra giám sát đầu tư công Việt Nam” do tác giả Võ Văn Cần thực hiện đã cho thấy quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)