3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.5 Nội dung hoạt động giám sát/tổ chức thựchiện giám sát của Ban giám sát đầu tư
đầu tư công cộng đồng xã/thôn
3.2.5.1 Nội dung hoạt động của Ban giám sát đầu tư công cộng đồng xã/thôn
Theo các quy định của văn bản pháp luật về hoạt động giám sát, BGSĐTCCĐ sẽ có 3 giai đoạn: 1) Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư, bao gồm các hoạt động lập kế hoạch đầu tư, thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư. 2) Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư, bao gồm các hoạt động đấu thầu, thi công công trình, giám sát quá trình thi công, và nghiệm thu. 3) Giai đoạn 3: Sau đầu tư, bao gồm các hoạt động bàn giao và đưa vào sử dụng, bảo hành và duy tu bảo dưỡng.
Tuy nhiên kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các hoạt động giám sát của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã/thôn chỉ thực hiện được một số hoạt động giám sát kể trên, tùy theo các loại công trình, nguồn vốn và chủ đầu tư. Cụ thể như sau:
- Đối với những dự án do UBND xã làm chủ đầu tư thì BGSĐTCCĐ xã/thôn sẽ tham gia góp ý, thẩm định, phê duyệt và quan trọng họ sẽ xem xét xem dự án có phù hợp với nhu cầu của người dân hay không. Trong thời gian thực hiện và nghiệm thu BGSĐTCCĐ thôn/xã đã tham gia tích cực vào các hoạt động vì được nhà thầu tạo điều kiện.
- Đối với các dự án do các cấp từ UBND huyện trở lên đầu tư xây dựng trên địa bàn xã, do công trình có tính kỹ thuật cao và sự hợp tác của các đơn vị liên quan cấp trêncó khó khăn và không dễ dàng tiếp cận nên Ban chỉ tham gia giám sát ở cấp độ thấp và không thường xuyên, chủ yếu là quan sát phần thi công công trình.
Mặc khác theo qui định của pháp luật khi chuẩn bị đầu tư công trình, BGSĐTCCĐ sẽ được thông báo trước khoảng 15 ngày nhưng thực tế kết quả khảo sát cho thấy, nhiều khi BGSĐTCCĐ thôn/xã không nhận được báo cáo của công trình, hoặc đôi khi nhận được thông báo rất muộn. Vì BGSĐTCCĐ xã/thôn có biết thông tin để chuẩn bị cho hoạt động giám sát nên Ban chỉ tham gia vào một số hoạt động như sau:
- Theo dõi việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư và các nhà thầu về chỉ giới đất đai và sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết.
- Công tác kiểm kê đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Phát hiện các tác động tiêu cực của dự án đến lợi ích cộng đồng trong quá trình thực hiện
- Theo dõi kiển tra nhà thầu tuân thủ các quy định, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư theo quy định.
Mặc dù BGSĐTCCĐ xã/thôn rất nổ lực để tham gia vào các hoạt động giám sát nhưng Ban giám sát chỉ được tham gia vào một số hoạt động kiểm soát việc đền bù, giám sát thời gian thi công, phát hiện những tiêu cực, sai vật liệu không đúng quy cách và thiết kế, các vấn đề về kỹ thuật,…điều này đã làm hạn chế các hoạt động, vai trò và
3.2.5.2 Trình tự tổ chức thực hiện giám sát
Hàng năm, dựa vào yêu cầu của cộng đồng về giám sát đối với các công trình đầu tư công trên địa bàn các thôn/xã. Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã lập kế hoạch giám sát hàng năm theo trình tự sau:
Sơ đồ 3.1. Trình tự tổ chức lập kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư công cộng đồng tại
địa phương.
“Nguồn: Thảo luận nhóm, 2016” Sơ đồ 3.1 cho thấy, BGSĐTCCĐ xã phải xác định danh mục công trình cần giám sát từ người dân địa phương bằng cách họp bàn với người dân lấy ý kiến. Sau khi thống nhất được danh mục các công trình từ phía người dân BGSĐTCCĐ xã sẽ lập kế hoạch hoạt động.
BGSĐTCCĐ xã gửi ban thường trực UBMTTQVN xã dự trù kinh phí theo hướng dẫn thông tư liên tịch số 04/TTLT/KHĐT-UBTƯMTTQVN-TC và kế hoạch giám sát. Lúc này Ban thường trực UBMTTQVN xã sẽ xem xét bảng kế hoạch và làm việc với UBND xã và BGSĐTCCĐ xã để thống nhất về kế hoạch giám sát.
BGSĐTCCĐ xã
Lập kế hoạch hoạt động của BGSĐTCCĐ xã Xác định các danh mục công trình
cần giám sát từ người dân địa phương
Đại diện UBMTMTTQVN xã, UBND xã và trưởng ban GSĐTCCĐ ký bảng kế hoạch Báo cáo kế hoạch và bảng dự trù
kinh phí UBMTTQVN xã
UBMTTQVN xã làm việc với UBND xã, BGSĐTCCĐ xã
Tuyên truyền vận động và hướng dẫn nhân dân trong xã
Bảng kế hoạch được thống nhất xong sẽ được Đại diện Ban thường trực UBMTMTTQVN xã, UBND xã và trưởng ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã cùng ký xác nhận vào kế hoạch giám sát công trình đầu tư công. Tiếp đến sẽ trình HĐND xem xét quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch giám sát theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước. Cuối cùng là tiến hành tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân trong xã chủ động tích cực thực hiện việc việc giám sát công trình đầu tư công của cộng đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy, ở xã Quảng Phú BGSĐTCCĐ xã đã dựa trên danh mục công trình cần giám sát từ người dân để xây dựng bảng kế hoạch giám sát và sau khi xây dựng được bảng kế hoạch các bước tiếp theo đều được thực hiện theo trình tự trên. Tuy nhiên, xã Quảng Công việc lập kế hoạch giám sát của BGSĐTCCĐ xã có một số điểm khác so với trình tự lập kế hoạch giám sát. BGSĐTCCĐ xã đã không tiến hành họp dân lấy ý kiến về các danh mục cần giám sát từ phía người dân và sau khi xây dựng xong bảng kế hoạch cũng không tiến hành tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân trong xã. Nguyên nhân là do số lượng công trình đầu tư công rất ít, thành phần BGSĐTCCĐ xã/thôn không có sự tham gia của người dân nên BGSĐTCCĐ xã tự quyết định công trình nào sẽ thực hiện giám sát và số lượng thành viên tham gia BGSĐTCCĐ.
Kết quả khảo sát ở các thôn xã Quảng Phú cho thấy, ở thôn số lượng công trình không nhiều và năng lực còn hạn chế nên ở thôn không lập kế hoạch giám sát hàng năm, chỉ khi nào có công trình đầu tư trên địa bàn thôn thì Ban phát triển xây dựng nông thôn mới sẽ tổ chức họp toàn thôn và thống nhất kế hoạch giám sát ngay trong buổi họp thôn. Riêng ở Quảng Công, khi nào có công trình đầu tư trên địa bàn thôn thì Ban phát triển xây dựng nông thôn mới sẽ chủ động thành lập BGSĐTCCĐ thôn và tự lựa chọn thành viên tham gia, trong đó không có người dân chỉ có trưởng thôn là người đại diện cho người dân ở thôn.
Tóm lại, việc thành lập BGSĐTCCĐ xã/thôn đều được thực hiện dựa trên tình hình thực tế của mỗi địa phương để quyết định số thành viên và thành phần tham gia. Mặc dù có các quy định về trình tự thành lập nhưng vẫn còn quá chung chung nên cần có những văn bản quy định cụ thể về trình tự thành lập BGSĐTCCĐ, đặc biệt là các văn bản pháp luật quy định về giám sát đầu tư công không nên hạn chế số lượng tham gia vào BGSĐTCCĐ như hiện nay (5-14 thành viên) để tạo điều kiện cho những người quan tâm, mong muốn vẫn có thể tham gia giám sát.