Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 50 - 51)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Điền là huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với vị trí địa lý này, huyện Quảng Điền sẽ rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với trung tâm thành phố Huế và các vùng lân cận.

Hình 3.1.Bản đồ huyện Quảng Điền

Toàn huyện được tổ chức theo 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 10 xã. Phía nam của huyện Quảng Điền có sông Bồ chảy ngang qua. Sông Bồ là một phụ lưu quan trọng của Sông Hương, bắt nguồn từ phía đông A Lưới chảy qua địa phận 2 huyện Phong Điền và Hương Trà làm ranh giới phận chia 2 huyện trên, sau đó tiếp tục chảy qua địa phận huyện Quảng Điền rồi đổ vào sông Hương ở ngã ba Sình. Đây là con sông cung cấp nguồn nước ngọt và bồi đắp phù sa cho địa phận của huyện. [24]

3.1.1.2 Địa hình – khí hậu

Quảng Điền là huyện có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên vẫn có một số vùng thấp thường xuyên phải chịu ngập úng vào mùa mưa, làm

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, xói lỡ làm hư hỏng một số tuyến đường giao thông.

Nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên thời tiết ở Quảng Điền tương đối khắc nghiệt, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô nắng nóng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau. [24]

3.1.1.3 Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Quảng Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.307 ha, với tổng chiều dài bờ biển 12 km và vùng đầm phá có diện tích 4.141 ha. Hình thành 3 vùng trọng điểm: vùng sản xuất lúa thuộc lưu vực sông Bồ, vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển:

+ Vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tích hơn 8684 ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm, đời sống cư dân chủ yếu là kinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành...

+ Vùng cát nội đồng, diện tích 4.718 ha, đại bộ phận đất chua phèn, úng ngập về mùa mưa, khô hạn về mùa nắng. Đời sống dân cư chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp một số cây công nghiệp như Quảng Lợi, Quảng Thái....

+ Vùng cát biển, đầm phá với điện tích 2.292 ha, chủ yếu là đất cát trắng, nghèo dinh dưỡng. Đời sống dân cư chủ yếu là ngư nghiệp, người dân còn tận dụng mặt nước sông Bồ để nuôi cá lồng. [25]

- Tài nguyên biển: Quảng Điền có đường bờ biển dài gần 12 km. Nhờ ưu thế địa hình mang lại nên bà con ngư dân thường xuyên bám biển, hàng năm sản lượng khai thác các loại hải sản đạt khoảng 1000 tấn. Trong đó sản lượng xuất khẩu khoảng 7,0 %. Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo để phát triển lĩnh vực nuôi cá nước ngọt trong ao hồ và nuôi bằng lồng trên sông, đến nay toàn huyện đã có 3.840 ha nuôi cá ở ao và 815 lồng thả cá nuôi. [25]

- Tài nguyên rừng: Toàn huyện có 2.368 ha rừng chiếm 2,76% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất 2.180 ha chiếm 92,06% diện tích đất lâm nghiệp và đất rừng phòng hộ 188 ha chiếm 3,94% diện tích đất lâm nghiệp. [25]

Qua đó cho thấy, Quảng Điền có rất nhiều nguồn tài nguyên và đó sẽ nguồn lực quan trọng để giúp cho kinh tế của huyện phát triển và mang lại cuộc sống ổn định cho người dân ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)