3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Sau quá trình nghiên cứu về tổng quan tài liệu chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:
Hiện tại nước ta đang trong quá trình tập trung phát triển CNH – HĐH do đó việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm tra nguồn lực phát triển của nhà nước. Đầu tư công kém hiệu quả sẽ làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực làm tăng nợ chính phủ, ảnh hưởng đời sống của người dân. Do đó, việc thực hiện giám sát đóng một vai trò quan trọng giúp nhà nước quản lý tốt nguồn lực và xã hội ổn định.
Để phát triển nông thôn và giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nhà nước đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Chương trình cũng đã mang lại những thành tựu đáng kể giúp cho nông thôn ngày càng phát triển toàn diện về mặt kinh tế và xã hội, người dân có cuộc sống ổn định. Chương trình xây dựng nông thôn là chương trình có đầu tư công lớn nhất nước ta hiện nay, với những đầu tư về cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Do vậy, công tác giám sát đầu tư công trong chương trình xây dựng nông thôn mới là quan trọng, cần phải có sự phối hợp vai trò của người dân và chính quyền nhà nước.
Các văn bản pháp lý về giám sát đầu tư cộng đồng được nhà nước quy định cụ thể rõ ràng về nội dung, đối tượng giám sát và các hình thức giám sát đầu tư, cũng như vai trò của các bên tham gia trong quá trình giám sát. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn áp dụng các văn bản luật vào giám sát đầu tư cộng đồng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, gây lãng phí, phương pháp giám sát vẫn chưa phù hợp.
Tổ chức bộ máy thanh kiểm tra chưa bảo đảm tính độc lập, chưa phận định rõ phạm vi, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống giám sát dẫn đến nhiều cơ quan
tham gia giám sát, nhưng đến khi có sai phạm xảy ra không có quy trách nhiệm cụ thể được. Quyền hạn của chủ thể giám sát đầu tư của cộng đồng vẫn còn những hạn chế, những phản ánh, kiến nghị của giám sát cộng đồng lên các cơ quan có thẩm quyền thì kiến nghị không được xem xét, xử lý nghiêm túc, kịp thời.
Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng giám sát đầu tư cộng đồng và những bất cập trong quá trình thực hiện các văn bản pháp lý, những rào cản và khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhằm tăng cường cơ chế giám sát đầu tư cộng đồng.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thực tế cộng đồng được tham gia giám sát rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu chỉ tập trung vào cơ chế giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng nông thôn mới ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau đó sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế giám sát và những bất cập chính sách cũng như việc thực hiện chính sách. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân/cộng đồng trong giám sát các đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới.
- Về không gian: Đề tài sẽ tìm hiểu và phân tích việc thực thi các quy định về giám sát đầu tư công ở huyện Quảng Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Đề tài sẽ thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến 2015, các thông tin sơ cấp sẽ thu thập tại thời điểm nghiên cứu trong năm 2015.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế giám sát cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thực trạng cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền thôn mới tại huyện Quảng Điền
- Thực trạng các công trình đã được đầu tư xây dựng trong cơ sở hạ tầng ở địa phương; thời gian đầu tư thực hiện từ khi nào, nguồn vốn đầu tư, có sự hỗ trợ kinh phí thực hiện; cách thức tổ chức quản lý giám sát, thực hiện đầu tư.
- Tình hình thực hiện giám sát đầu tư của Ban Thanh tra Nhân dân; Ban Giám sát cộng đồng cấp xã và thôn: Cách thức tổ chức phối hợp giám sát giữa xã và thôn, tần suất thực hiện giám sát; thành phần ban giám sát, nội quy qui định thực hiện của Ban Giám sát.
- Thực trạng sự tham gia của người dân trong giám sát đầu tư: Hoạt động được tham gia; hình thức tham gia; mức độ tham gia; hiệu quả tham gia; khi tham gia họ có được đóng góp ý kiến.
- Những đánh giá của người dân về hoạt động đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng: mức độ hài lòng, phản ánh và khiếu nại của người dân về các hành vi, thất thoát, tham nhũng.
- Những đánh giá của người dân về các hoạt động giám sát đầu tư của các Ban Giám sát cộng đồng xã và thôn về thành phần tham gia, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, tần suất làm việc của Ban giám sát.
2.2.2 Những bất cập của chính sách cũng như việc thực hiện chính sách liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện đến giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền
- Những văn bản pháp lý nhà nước đang được thực hiện trong giám sát đầu tư công của thôn và xã: Pháp lệnh dân chủ cơ sở; quy chế thực hiện dân chủ xã; luật đầu tư công; Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Cách thức tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản pháp lý nhà nước ở cấp xã và thôn: Hình thức phổ biến các văn bản pháp luật, sự phối hợp triển khai thực hiện. - Những bất cập trong văn bản pháp lý: văn bản thiếu cơ sở pháp lý, thiếu tính đồng bộ trong quá trình thực hiện, quá trình triến khai thực hiện những văn bản có gặp phải những rào cản và khó khăn.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền
- Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của cộng đồng: có biết đến các văn bản pháp lý nhà nước về giám sát đầu tư cộng đồng, hình thức phổ biến văn bản pháp lý.
- Mức độ hiểu biết về giám sát đầu tư công của cộng đồng: các quyền liên quan đến giám sát đầu tư của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng về quản lý đầu tư và giám sát cộng đồng; mức độ quan tâm của người dân với việc giám sát đầu tư.
- Mức độ hiểu biết về phương pháp và kỹ thuật giám sát đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp của cộng đồng: người dân cộng đồng có khả năng tổ chức giám sát, cách thức tổ chức phối hợp thực hiện việc giám sát.
2.2.4 Giải pháp tăng cường cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới
- Nâng cao mức độ hiểu biết của người dân/cộng đồng về các văn bản pháp lý Nhà nước.
-Thiết lập hệ thống giám sát cộng đồng: Các bên tham gia trong giám sát, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên, sự phối hợp của các bên trong giám sát, quy trình thực hiện giám sát cộng đồng.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho giám sát cộng đồng: Văn bản pháp lý quy định của huyện và tỉnh, Văn bản pháp lý của Nhà nước.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu
- Các tiêu chí chọn xã mẫu: Tiến hành chọn ra 2 xã trong một huyện với các tiêu chí cụ thể như sau:
+ Thuộc một trong 2 nhóm xã sau: xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh hoặc huyện có các hoạt động đầu tư công và xã không thuộc xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh hoặc huyện nhưng có công trình đầu tư công;
+ Xã có công trình đầu tư vốn Nhà nước và/hoặc được tổ chức quốc tế tài trợ có vốn đối ứng của nhà nước.
- Các tiêu chí chọn thôn mẫu: Thôn có các công trình đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, hoặc được tổ chức quốc tế tài trợ có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu
- Dung lượng mẫu: Nghiên cứu đã chú trọng thu thập thông tin từ 90 hộ hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động đầu tư công tại 2 xã mẫu thuộc huyện Quảng Điền được chọn mẫu làm đại diện. Số hộ hưởng lợi được khảo sát trung bình là 45 hộ/xã. Dựa trên tổng số hộ dân tại huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế là 91.514 hộ (2013), nghiên cứu sẽ sử dụng công thức tính mẫu Slovin: n=N/[N*(e)2+1], trong đó n=cỡ mẫu, N=dân số mẫu (quần thể mẫu), e = sai số chọn mẫu mong muốn; e=1-độ tin cậy) để ước tính cỡ mẫu cho khảo sát hộ dân. Cỡ mẫu ước tính là 90 hộ với mức sai số chọn mẫu mong muốn là 0,1 và có độ tin cậy 90%.
- Tiêu chí chọn mẫu: Hộ được chọn khảo sát là các hộ hưởng lợi trực tiếp từ các công trình đầu tư tại thôn được chọn.
- Cách chọn mẫu:
+ Nghiên cứu đã chọn ra 2 xã ở huyện Quảng Điền: xã điểm XDNTM của tỉnh hoặc huyện có các hoạt động đầu tư công là xã Quảng Phú và không thuộc xã điểm XDNTM của tỉnh hoặc huyện nhưng có nhiều công trình đầu tư công là xã Quảng Công.
+ Sau khi chọn được 2 xã nghiên cứu đã tiến hành chọn tại mỗi xã 02 thôn mẫu đáp ứng tiêu chí là có công trình đầu tư sử dụng vốn Nhà nước và/hoặc được tổ chức quốc tế tài trợ có vốn đối ứng của Nhà nước. Trong đó ở Quảng Phú (thôn Bao La, Nam Phù) và ở Quảng Công (An Lộc, thôn 4).
+ Sau khi đã chọn được 4 thôn mẫu (mỗi xã 02 thôn), nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và mẫu phân tầng để lựa chọn hộ khảo sát. Nghiên cứu sẽ xác định danh sách các hộ dân hưởng lợi trực tiếp các công trình đầu tư công (đã được xác định cụ thể trước) với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cấp xã và thôn.
+ Danh sách các hộ hưởng lợi trực tiếp các công trình đầu tư công đã có các thông tin cơ bản như họ và tên chủ hộ. Từ đó nghiên cứu sẽ tiến hành chọn ngẫu nhiên các hộ hưởng lợi để tiến hành phỏng vấn cấu trúc sử dụng phiếu khảo sát. Tuy nhiên người đại diện các hộ dân trả lời khảo sát đã được chọn dựa vào tiêu chí phân tầng mẫu là giới tính nam và nữ. Nghĩa là số người đại diện hộ trả lời phỏng vấn dự kiến đã chiếm tỷ lệ 50% là nam và 50% là nữ.
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu sẽ được nghiên cứu gồm có 3 nhóm tài liệu:
- Các báo cáo nghiên cứu liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng ở khu vực nông thôn trong cũng như ngoài nước.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến các quy định, chính sách đối với giám sát đầu tư cộng đồng cấp quốc gia và địa phương như tỉnh, huyện và xã.
- Các báo cáo và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu và các số liệu thông kê liên quan đến kết quả giám sát các hoạt động đầu tư công của cộng động tại địa bàn nghiên cứu.
2.3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ theo phiếu điều tra đã thiết kế sẵn: + Số lượng người phỏng vấn: đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ, ở 02 xã điều tra để thu thập các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.
+ Nội dung phỏng vấn: thu thập các thông tin về thực trạng giám sát của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, những đánh giá của cộng đồng về Ban giám sát ở thôn, xã và hiệu quả của các hoạt động đầu tư công ở địa phương, hiểu biết và nhận thức của người dân về văn bản pháp lý nhà nước trong giám sát, yếu tố ảnh hưởng đối với việc tham gia trong giám sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm:
+ Số nhóm: 02 nhóm, số lượng 10-15 người/1nhóm/1xã để thảo luận
•Nhóm 1 ở cấp xã: các cán bộ chuyên môn của UBND xã, đại diện các đoàn thể quần chúng và thành viên của chủ thể tổ chức giám sát đầu tư công cộng đồng cấp xã (Ban thanh tra Nhân dân hoặc Ban Giám sát xã).
•Nhóm 2 ở cấp thôn: đại diện chính quyền, đoàn thể cấp thôn, chủ thể tổ chức giám sát đầu tư công cộng đồng thôn (Ban Giám sát thôn) và người dân hưởng lợi.
+ Nội dung thảo luận: thông tin khái quát về tình hình thực hiện đầu tư trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cách thức tổ chức giám sát đầu tư
công trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát đầu tư công của cộng đồng, đề xuất kiến nghị đối với UBND xã và huyện về thực hiện giám sát cộng đồng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Số lượng người được phỏng vấn: phỏng vấn khoảng 10 người trong đó bao gồm cán bộ thôn, đại diện của các tổ chức đoàn thể, đại diện chính quyền và hội đồng nhân dân xã và người dân am hiểu thông tin của các thôn có nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được thực hiện.
+ Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu các thông tin về thực trạng đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu thập thông tin về các hình thức phối hợp trong giám sát và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát đầu tư công của cộng đồng.
2.3.4. Phương pháp xữ lý thông tin, số liệu
- Xữ lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.
- Xữ lý thông tin sơ cấp:
+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.
+ Thông tin định lượng: Xữ lý các số liệu điều tra bằng Excel, SPSS.
2.3.5 Phương pháp phân tích
- Thống kê mô tả: Thống kê mô tả bao gồm các số tuyệt đối, phần trăm, trung bình,... được sử dụng chủ yếu cho các mô tả thực trạng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ hiểu biết và tiếp cận pháp luật của người dân về giám sát, sự tham gia và đánh giá của người dân về giám sát.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá và so sánh cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng để thấy được sự khác nhau giữa các xã.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Điền là huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với vị trí địa lý này, huyện Quảng Điền sẽ rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với trung tâm thành phố Huế và các vùng lân cận.
Hình 3.1.Bản đồ huyện Quảng Điền
Toàn huyện được tổ chức theo 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 10