3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.6 HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG
quyền tham gia bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí với 100% ý kiến trả lời là đúng. Qua đó thấy được ý thức, trách nhiệm của người dân sẵn sàng tham gia cũng như đóng góp kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi ở địa phương.
Số liệu ở bảng 3.20 cũng cho thấy, trên 80% ý kiến của người dân đều hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của người dân với các quyền giám sát đầu tư công của cộng đồng. Vì hầu hết các quyền này được các cán bộ thôn/xã phổ biến tại các cuộc họp, cũng như những buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương và phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến chưa hiểu rõ quyền của mình trong hoạt động giám sát. Trong đó, nội dung quyền thực hiện giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng với 4,41% ý kiến là sai. Nguyên nhân là người dân chưa hiểu rõ nên cho rằng việc thực hiện giám sát phải để người dân giám sát thực hiện giám sát trực tiếp không cần thông qua Ban thanh tra nhân dân, BGSĐTCCĐ.
Số liệu ở bảng 3.20 cũng cho thấy, nội dung quyền được cung cấp các thông tin về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã với 2,94% ý kiến cho rằng là sai. Bởi ý kiến của người dân cho rằng việc lập kế hoạch là nhiệm vụ UBND xã, lãnh đạo và chính quyền xã, khi có kế hoạch là người dân thực hiện.
Nhìn chung, người dân hiểu rõ quyền đối với hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng nhưng vẫn còn một số người dân hiểu sai về các quyền giám sát. Do đo, cần có những hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về các quyền giám sát đầu tư công cộng đồng.
3.6 HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG