Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giám sát đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 75 - 81)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2 Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giám sát đầu tư công

3.3.2.1 Sự tham gia bầu chọn các thành viên Ban giám sát thôn

Để đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giám sát đầu tư công có rất nhiều tiêu chí. Tiêu chí đánh giá đầu tiên là sự quan tâm của người dân vào việc bầu chọn các thành viên tham gia vào BGSĐTCCĐ. Kết quả khảo sát sự tham gia bầu chọn các thành viên vào ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thể hiện qua biểu đồ 3.1: 73.53 52.13 26.47 47.87 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Có tham gia Không tham gia

Quảng Phú Quảng Công

Biểu đồ 3.1. Sự tham gia của người dân trong việc bầu chọn các thành viên

Tham gia bầu chọn BGSĐTCCĐ thôn liên quan trực tiếp đến lợi ích của cộng đồng, bởi chính họ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ các công trình đầu tư cộng tại địa phương. Tuy nhiên, số liệu ở biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ người tham gia vào việc bầu thành viên Ban giám sát đầu tư cộng đồng thôn chưa cao. Ở Quảng Phú, có 73.53% số hộ khảo sát có tham gia bầu chọn Ban giám sát thôn và có tới 26.47% số hộ không tham gia . Xã có nhiều người dân tham gia là nhờ vào công tác tuyên truyền vận động của cán bộ lãnh đạo thôn, đồng thời người dân thấy được vai trò của BGSĐTCCĐ thôn trong giám sát các công trình đầu tư công mang lại hiệu quả thiết thực cho chính người hưởng lợi là cộng đồng.

Số liệu ở biểu đồ 3.1 cũng cho thấy, xã Quảng Công chỉ có 52,13% số hộ khảo sát có tham gia bầu chọn ban giám sát thôn còn 47,87% không tham gia bầu chọn. Nguyên nhân chủ yếu là bởi chính quyền xã không tiến hành họp dân để phổ biến thông tin và bầu chọn ban giám sát cộng đồng thôn.

Sự tham gia bầu chọn BGSĐTCCĐ thôn đóng một vai trò quan trọng, giúp thành lập ra một BGSĐTCCĐ thôn nhiệt tình và hăng hái, thay mặt người dân giám sát tốt các công trình. Nhưng thực tế vẫn tỷ lệ khá cao người dân không tham gia bầu chọn thành BGSĐTCCĐ thôn. Chúng tôi đã tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề này và kết quả được trình bày ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Nguyên nhân người dân không tham gia bầu chọn thành viên BGSĐTCCĐ thôn

(Đơn vị:%, N=90)

Chỉ tiêu Quảng

Phú

Quảng

Công Chung

Do địa phương không thành lập Ban giám sát 20 33,4 25,0

Không được phép tham gia bầu chọn 0,0 0,0 0,0 Không được mời tham gia bầu chọn 6,67 11,2 8,33

Được mời nhưng bận việc nên không tham gia 0,0 0,0 0,0 Được mời nhưng không quan tâm bầu chọn 0,0 0,0 0,0 Không biết việc bầu chọn diễn ra lúc nào 33,33 55,4 41,3

Nguyên nhân khác 40 0,0 25

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người dân không tham gia bầu chọn thành phần BGSĐTCCĐ thôn. Nguyên nhân chủ yếu nhất là người dân không biết việc bầu chọn diễn ra lúc nào với 41,3% số hộ có ý kiến. Trong đó, tỷ lệ hộ ở Quảng Công đề cập tới nguyên nhân này khá cao (55,4%) và tỷ lệ hộ ở Quảng Phú thấp hơn (33,4%). Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho biết, chủ

Số liệu ở bảng 3.9 cũng cho thấy, nguyên nhân do địa phương không thành lập Ban giám sát cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 25% số hộ có ý kiến. Trong đó, xã Quảng Công có đến 33,4% số hộ có ý kiến đề cập đến nguyên nhân này và Quảng phú thấp hơn với tỷ lệ (20%). Chính là bởi xã Quảng Công không có tiến hành bầu chọn thành viên ban giám sát thôn như xã Quảng Phú, khi có công trình thực hiện ở thôn thì Ban phát triển xây dựng nông thôn mới sẽ cử người tham gia vào BGSĐTCCĐ thôn nên người dân ở đây không biết BGSĐTCCĐ thôn thành lập lúc nào.

Số liệu ở bảng 3.9 cũng cho thấy, không được mời tham gia bầu chọn cũng là một nguyên nhân chính khiến người dân không tham gia bầu chọn thành viên BGSĐTCCĐ thôn với 8,33% số hộ có ý kiến. Trong đó, tỷ lệ hộ ở Quảng Công đề cập tới là 11,2% và ở Quảng Phú thấp hơn 6,67%, lý do là người dân không hiểu quy trình bầu chọn thành viên, một phần là do xã không tiến hành bầu chọn BGSĐTCCĐ thôn và đồng thời một số người khi tổ chức họp thôn lại không tham gia.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến người dân không tham gia bầu chọn thành viên BGSĐTCCĐ thôn. Xuất phát từ cách thức tổ chức việc bầu chọn thành viên Ban giám sát của chính quyền địa phương và cũng từ phía người dân không quan tâm vào các hoạt động giám sát của cộng đồng. Vì vậy, cần phải tạo các hoạt động để nâng cao nhận thức của người dân để họ thấy được vai trò và lợi ích của chính mình khi tham gia bầu chọn thành viên Ban Giám sát.

3.3.2.2 Sự tham gia của người dân là thành viên BGSĐTCCĐ thôn/xã

Sự tham gia của người dân là thành viên BGSĐTCCĐ xã/thôn sẽ giúp cho việc giám sát đạt kết quả, người dân ở địa phương sẽ hiểu rõ trách nhiệm, quyền của mình đối với các công trình đầu tư tại địa phương. Kết quả khảo sát về chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng 3.10 sau:

Bảng 3.10. Sự tham gia của người dân là thành viên BGSĐTCCĐ xã/thôn

(Đơn vị:%, N=90)

Chỉ tiêu Quảng Phú Quảng Công Chung

Tham gia thành viên BGSĐTCĐ xã 0,0 0,0 0,0 Tham gia thành viên BGSĐTCĐ thôn 98,7 95,0 96,85

Tham gia loại hình giám sát khác 1,3 5,0 3,15 “Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu bảng 3.10 cho thấy, không có hộ nào trong số hộ được khảo sát tham gia vào BGSĐTCCĐ xã. Bởi thành phần BGSĐTCCĐ xã không có đại diện người dân tham gia chỉ có trưởng thôn là người đại diện cho thôn tham gia vào các hoạt động ở xã, hoặc các chi hội đoàn thể thôn đại diện cho người dân. Điều đáng chú ý là một phần tâm lý người dân nghĩ rằng tầm ảnh hưởng của họ rất thấp đối với các đơn vị thi

công, chủ đầu tư, và họ ngại va chạm. Ngoài ra, khi tham gia vào BGSĐTCCĐ xã sẽ không có kinh phí hỗ trợ vì đây là công việc để người dân thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Số liệu ở bảng 3.10 cũng cho thấy, phần lớn các hộ chỉ tham gia giám sát ở cấp thôn, trong đó tỷ lệ hộ tham gia thành viên BGSĐTCĐ thôn ở xã Quảng Phú, Quảng Công rất cao, lần lượt là 98,7% và 96,85%. Kết quả này cho thấy, người dân đã được tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động của BGSĐTCCĐ thôn. Vì trong thành phần BGSĐTCCĐ thôn luôn luôn có đại diện 3 người dân tham gia, mặc dù kinh phí hạn hẹp nhưng thôn vẫn trích quỹ cho các người dân tham gia và hoạt động trong BGSĐTCCĐ thôn.

Ngoài ra, số liệu ở bảng 3.10 cũng cho thấy, có 3,15% số hộ khảo sát ở hai xã có tham gia giám sát ở loại hình giám sát khác như giám sát của đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ… Kết quả này phù hợp với cơ cấu tổ chức của các Ban giám sát ở địa phương bởi trong thành phần tham gia của Ban luoon có 1 thành viên là cán bộ đoàn thể.

Sự tham gia của người dân vào thành phần Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn/xã còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy, ngoài việc tìm hiểu sự tham gia của người dân chúng tôi đã tìm hiểu thêm ảnh hưởng của yếu tố giới đến sự tham gia vào Ban giám đầu tư công cộng đồng xã/thôn của người dân. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 3.2: 57.8 42.2 60 40 50.9 41.1 0 10 20 30 40 50 60

Quảng Phú Quảng Công Chung

Nam Nữ

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nam/nữ tham gia vào BGSĐTCCĐ xã/thôn

Số liệu ở biểu đồ 3.2 cho thấy, thành viên nam tham gia hoạt động giám sát nhiều hơn thành viên nữ với tỷ lệ lần lượt 50,9% nam và 41,1% nữ. Trong đó, ở xã Quảng Phú và Quảng Công tỷ lệ nam tham gia giám sát đầu tư công lần lượt là 57,8% và 42,2%. Điều này là do các thành viên nam thường là chủ hộ gia đình nên tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn nữ, các công trình đầu tư hiện tại ở địa phương đa

Số liệu ở biểu đồ 3.2 cũng cho thấy, phụ nữ có tham gia nhưng ít hơn nam giới, ở xã Quảng Phú và Quảng Công tỷ lệ nữ giới tham gia giám sát đầu tư công lần lượt là 42,2% và 40%. Phụ nữ đa phần chỉ tham gia vào những hoạt động giám sát có liên quan đến các hoạt động như quyên góp tiền 30% từ phía người dân đóng góp xây dựng công trình cơ sở hạ tầng ở thôn, chi trả tiền thù lao thành viên giám sát ở thôn,… Với suy nghĩ và tâm lý e ngại, sợ va chạm nên sự tham gia vào các hoạt động giám sát cộng đồng của phụ nữ còn thấp. Qua đây cho thấy nếu phụ nữ được tạo điều kiện và được tập huấn để nâng cao năng lực hỗ trợ thì phụ nữ cũng có thể tham gia nhiều vào các hoạt động giám sát đầu tư công cộng đồng.

Tóm lại, yếu tố giới có ảnh hưởng đến thành phần tham gia của BGSĐTCCĐ xã/thôn. Do đó, cần tạo điều kiện để phụ nữ tham gia các lớp tập huấn giám sát đầu tư công cộng đồng để phụ nữ có thể tham gia nhiều hoạt động giám sát chính của BGSĐTCCĐ.

3.3.2.3 Sự tham gia của người dân vào các nội dung giám sát đầu tư công

Ở địa phương có rất nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng sự quan tâm của người dân đến những công trình là hoàn toàn khác nhau, đều đó thể hiện qua mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Chúng tôi đã tìm hiểu về vấn đề này và kết quả được trình bày ở bảng 3.11:

Bảng 3.11. Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng cơ sở

hạ tầng ở địa phương. (Đơn vị: %, N=90) Chỉ tiêu Quảng Công Quảng Phú Chung

Đường giao thông xã 13,64 11,11 12,50

Đường giao thông thôn/xóm 77,27 84,21 80,49

Đường nội đồng, vùng sản xuất 54,55 0,0 29,27

Trường học 31,82 10,53 21,95

Nhà mẫu giáo 31,82 31,58 31,71

Hệ thống điện 13,64 5,26 9,76

Nhà văn hóa thôn 50,0 52,63 51,22

Hệ thống cấp nước máy tự chảy 0,0 5,26 2,44 Hội trường UBND xã 31,82 31,58 31,71 Hệ thống thoát nước 4,55 0,00 2,44 Hệ thống thủy lợi 31,82 15,79 24,39 Nghĩa trang, nghĩa địa 0,0 0,0 0,0

Công trình vệ sinh 0,0 5,26 2,44

Hệ thông thu gom rác thải 13,64 5,26 9,76 “Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016”

Qua số liệu ở bảng 3.11 thấy, hầu hết người dân đã tham gia vào việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư tại xã và thôn. Tuy nhiên những công trình đầu tư ở cấp xã thì sự tham gia của người dân rất ít. Trong đó có hoạt động xây dựng đường giao thông xã chỉ có 12.5% số hộ khảo sát tham gia vào hoạt động này. Nguyên nhân người dân không tham gia nhiều là vì đây là công trình đầu tư lớn nhiều kinh phí nên đã cử đại diện của thôn là Trưởng thôn tham gia.

Số liệu bảng 3.11 cũng cho thấy, hoạt động xây dựng đường giao thông ở thôn/xóm thì được người dân quan tâm nhiều hơn với 80.49% số hộ khảo sát tham gia. Nguyên nhân chính thúc đẩy các hộ tham gia nhiều là họ thấy được lợi ích mang lại của việc đầu tư xây dựng tại thôn, những công trình ở thôn thường nhỏ, kinh phí ít nên kêu gọi sự tham gia đóng góp công sức của người dân. Một lý do nữa khiến người dân mạnh dạn tham gia bởi các chủ thầu thường là người trong xã nên dễ dàng tiếp cận trong việc lấy các thông tin liên quan đến các công trình đầu tư xây dựng.

Với công trình xây dựng nhà văn hóa thôn, bảng số liệu 3.11 cũng cho thấy tỷ lệ người dân tham gia rất nhiều với 51,22% số hộ khảo sát. Nguyên nhân chính là bởi nhà văn hóa phục vụ cho chính nhu cầu của người dân trong những hoạt động sinh hoạt của cộng đồng (họp thôn, họp chi bộ thôn, lễ hội…) do đó người dân tham gia để đóng góp công sức của mình vào những công trình của thôn.

Ngoài việc đánh giá mức độ tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương như trình bày ở trên, chúng tôi còn tìm hiểu sự tham gia của người dân vào các nội dung giám sát đầu tư công và kết quả được trình bày ở bảng 3.12:

Bảng 3.12. Sự tham gia của người dân vào các nội dung giám sát đầu tư công

(Đơn vị: %, N=90)

Chỉ tiêu Quảng

Công

Quảng

Phú Chung

1. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các

quy định của chủ đầu tư và các nhà thầu 52,38 36,84 45,0 2. Theo dõi, phát hiện các tác động tiêu cực

của dự án 57,14 21,05 40,0

3. Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án

76,19 63,16 65,0

4. Theo dõi, kiểm tra nhà thầu tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư theo quy định

66,67 36,84 52,50

5. Theo dõi, nghiệm thu quyết toán công

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người dân đã tham gia vào các hoạt động giám sát đầu tư công ở địa phương nhưng với mỗi nội dung giám sát khác nhau sự tham gia cũng khác nhau. Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, hoạt động theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án được người dân chú trọng nhiều nhất với tỷ lệ 65% số hộ tham gia. Tỷ lệ số hộ tham gia giám sát nội dung này ở 2 xã Quảng Công, xã Quảng Phú tương ứng với 76,19% và 63,16%. Bởi trong quá trình thi công các công trình chủ nhà thầu có thể gây lãng phí, thất thoát nên cần phải giám sát kỹ lưỡng để kịp thời sửa chửa và khắc phục.

Số liệu ở bảng 3.12 cũng cho thấy, hoạt động thứ hai được quan tâm chú ý thực hiện là theo dõi, kiểm tra nhà thầu tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư theo quy định với tỷ lệ 52,5% số hộ tham gia. Trong đó, tỷ lệ hộ tham gia vào nội dung này ở xã Quảng Công và Quảng Phú tương ứng với 66,67% và 36,84%. Đây là hoạt động quan trọng có tác động rất lớn đến chất lượng của công trình bởi trong quá trình thi công nhằm mục đích lợi nhuận chủ thầu có thể sử dụng vật liệu không đúng theo thiết kế, chất lượng kém hơn nên cần phải đôn đốc, giám sát nhiều nhất ở hoạt động này.

Số liệu ở bảng 3.12 cũng cho thấy, hoạt động theo dõi, nghiệm thu quyết toán công trình cũng được người dân chú trọng với tỷ lệ 57,5% số hộ tham gia. Tỷ lệ số hộ tham gia giám sát nội dung này ở 2 xã Quảng Công và xã Quảng Phú tương ứng với là 66,67% và 36,84%. Nguyên nhân là theo quy định nếu công trình đã bàn giao và quyết toán công trình xong khi phát hiện ra sai phạm thì chủ thầu sẽ không chịu trách nhiệm. Vì vậy mà hoạt động nghiệm thu và quyết toán công trình luôn luôn được người dân quan tâm chú ý.

Nhìn chung, người dân ở hai xã Quảng Phú và Quảng Công đều quan tâm và tham gia rất nhiều vào các hoạt động giám sát đầu tư công. Tuy nhiên họ chỉ mới tham gia vào những hoạt động cơ bản và phù hợp với năng lực của bản thân còn đối với những hoạt động cần nhiều kiến thức và kỹ năng sự tham gia vẫn còn hạn chế. Do đó, nếu được đầu tư tập huấn kiến thức và kỹ năng giám sát thì người dân sẽ tham gia hoạt động giám sát nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)