Giải pháp do các hộ dân đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 105 - 106)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.9.1 Giải pháp do các hộ dân đề xuất

Người dân chính là người hưởng lợi nhiều nhất từ các công trình đầu tư tại địa phương. Vì vậy những ý kiến đưa ra của các hộ dân về giải pháp nhằm cải thiện hoạt động GSĐTCCĐ của người dân đóng một vai trò quan trọng. Qua quá trình khảo sát thực tế ở địa phương có 68 hộ khảo sát đại diện hộ tham gia trả lời ý kiến, 22 hộ không đề xuất giải pháp nào. Bảng 3.25 thể hiện các giải pháp do các hộ khảo sát đề xuất để cải thiện hoạt động giám sát cộng đồng:

Bảng 3.25. Ý kiến đề xuất của hộ về các giải pháp cải thiện hoạt động GSĐTCCĐ

(Đơn vị: %, N: 68 hộ)

Các giải pháp kiến nghị Quảng Công

Quảng Phú

Chung

1. Bổ sung cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin của các BGSĐTCCĐ để có đủ căn cứ, cơ sở cho việc giám sát các hoạt động đầu tư công

0,0 6,06 3,03

2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường biện pháp tiếp nhận và phản hồi, xử lý các phản ánh, kiến nghị về hành vi tham nhũng, lãng phí trong các hoạt động đầu tư công

0,0 0,0 0,0

3. Tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát

cho các thành viên của các BGSĐTCCĐ 14,71 3,03 8,87 4. Bổ sung, tăng cường quyền hạn các

BGSĐTCCĐ (cấp xã và thôn) 11,76 10 10,88 5. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng

cường biện pháp hỗ trợ hoạt động GSĐTCCĐ thông qua cung cấp đầy đủ thông tin cho các BGSĐTCCĐ

8,82 6,06 7,44

6. Tăng cường hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các hoạt động giám sát đầu tư công của BGSĐTCCĐ xã và thôn

38,24 19,09 28,66

7. Kiến nghị góp ý khác 14,71 12,12 13,42 “Nguồn: phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu ở bảng 3.25 cho thấy, có rất nhiều giải pháp kiến nghị được các hộ dân lựa chọn. Trong đó, hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các hoạt động giám sát của

BGSĐTCCĐ xã/ thôn được quan tâm nhiều nhất với 28,66% ý kiến trả lời, tỷ lệ này ở ở xã Quảng Công và Quảng Phú tương ứng với 38,24% và 19,09%. Nguyên nhân là bởi cán bộ giám sát đầu tư công được trả thù lao rất thấp, đều này sẽ ảnh hưởng đến sự nhiệt tình và trách nhiệm của BGSĐTCCĐ trong công việc. Vì vậy mà nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ thù lao để cán bộ giám sát thực hiện tốt công việc của mình.

Số liệu ở bảng 3.25 cũng cho thấy, giải pháp cần bổ sung, tăng cường quyền hạn các BGSĐTCCĐ (cấp xã và thôn) cũng được người dân quan tâm với 10,88% ý kiến trả lời. Trong đó, ở xã Quảng Công và Quảng Phú tỷ lệ này tương ứng với 11,76% và 10%. Lý do là thực tế BGSĐTCCĐ ở thôn/xã vẫn thuộc UBMTTQVN quản lý và điều hành nên việc phân định quyền hành vẫn chưa rõ ràng. Đặc biệt là BGSĐTCCĐ thôn thực hiện giám sát nhiều công trình tại thôn nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào quy định quyền hạn của BGSĐTCCĐ thôn.

Số liệu ở bảng 3.25 cũng cho thấy, người dân cũng quan tâm đến việc tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát cho các thành viên của các BGSĐTCCĐ với 8.87% ý kiến trả lời. Trong đó, tỷ lệ ý kiến xã Quảng Công (14,71%) cao hơn so với Quảng Phú (3,03%). Nguyên nhân chủ yếu là BGSĐTCCĐ ở xã Quảng Công vẫn chưa được tham gia lớp tập huấn nào về giám sát đầu tư công, rất nhiều công trình sai phạm nhưng khi đưa vào sử dụng mới được BGSĐTCCĐ phát hiện.

Ngoài ra người dân còn có những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát đầu tư công cộng đồng như cho người dân và cán bộ giám sát tham gia tập huấn về các chính sách liên quan giám sát đầu tư công, tập huấn kỹ năng giám sát, cần biên soạn sách cầm tay về GSĐTCĐ để BGSĐTCCĐ dựa vào đó để thực hiện, tuyên truyền các văn bản pháp luật…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)