Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.1.1 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Thực tế cộng đồng được tham gia giám sát rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu chỉ tập trung vào cơ chế giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng nông thôn mới ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau đó sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế giám sát và những bất cập chính sách cũng như việc thực hiện chính sách. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân/cộng đồng trong giám sát các đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới.

- Về không gian: Đề tài sẽ tìm hiểu và phân tích việc thực thi các quy định về giám sát đầu tư công ở huyện Quảng Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về thời gian: Đề tài sẽ thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến 2015, các thông tin sơ cấp sẽ thu thập tại thời điểm nghiên cứu trong năm 2015.

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế giám sát cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thực trạng cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền thôn mới tại huyện Quảng Điền

- Thực trạng các công trình đã được đầu tư xây dựng trong cơ sở hạ tầng ở địa phương; thời gian đầu tư thực hiện từ khi nào, nguồn vốn đầu tư, có sự hỗ trợ kinh phí thực hiện; cách thức tổ chức quản lý giám sát, thực hiện đầu tư.

- Tình hình thực hiện giám sát đầu tư của Ban Thanh tra Nhân dân; Ban Giám sát cộng đồng cấp xã và thôn: Cách thức tổ chức phối hợp giám sát giữa xã và thôn, tần suất thực hiện giám sát; thành phần ban giám sát, nội quy qui định thực hiện của Ban Giám sát.

- Thực trạng sự tham gia của người dân trong giám sát đầu tư: Hoạt động được tham gia; hình thức tham gia; mức độ tham gia; hiệu quả tham gia; khi tham gia họ có được đóng góp ý kiến.

- Những đánh giá của người dân về hoạt động đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng: mức độ hài lòng, phản ánh và khiếu nại của người dân về các hành vi, thất thoát, tham nhũng.

- Những đánh giá của người dân về các hoạt động giám sát đầu tư của các Ban Giám sát cộng đồng xã và thôn về thành phần tham gia, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, tần suất làm việc của Ban giám sát.

2.2.2 Những bất cập của chính sách cũng như việc thực hiện chính sách liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện đến giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền

- Những văn bản pháp lý nhà nước đang được thực hiện trong giám sát đầu tư công của thôn và xã: Pháp lệnh dân chủ cơ sở; quy chế thực hiện dân chủ xã; luật đầu tư công; Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Cách thức tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản pháp lý nhà nước ở cấp xã và thôn: Hình thức phổ biến các văn bản pháp luật, sự phối hợp triển khai thực hiện. - Những bất cập trong văn bản pháp lý: văn bản thiếu cơ sở pháp lý, thiếu tính đồng bộ trong quá trình thực hiện, quá trình triến khai thực hiện những văn bản có gặp phải những rào cản và khó khăn.

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền

- Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của cộng đồng: có biết đến các văn bản pháp lý nhà nước về giám sát đầu tư cộng đồng, hình thức phổ biến văn bản pháp lý.

- Mức độ hiểu biết về giám sát đầu tư công của cộng đồng: các quyền liên quan đến giám sát đầu tư của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng về quản lý đầu tư và giám sát cộng đồng; mức độ quan tâm của người dân với việc giám sát đầu tư.

- Mức độ hiểu biết về phương pháp và kỹ thuật giám sát đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp của cộng đồng: người dân cộng đồng có khả năng tổ chức giám sát, cách thức tổ chức phối hợp thực hiện việc giám sát.

2.2.4 Giải pháp tăng cường cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

- Nâng cao mức độ hiểu biết của người dân/cộng đồng về các văn bản pháp lý Nhà nước.

-Thiết lập hệ thống giám sát cộng đồng: Các bên tham gia trong giám sát, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên, sự phối hợp của các bên trong giám sát, quy trình thực hiện giám sát cộng đồng.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho giám sát cộng đồng: Văn bản pháp lý quy định của huyện và tỉnh, Văn bản pháp lý của Nhà nước.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

- Các tiêu chí chọn xã mẫu: Tiến hành chọn ra 2 xã trong một huyện với các tiêu chí cụ thể như sau:

+ Thuộc một trong 2 nhóm xã sau: xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh hoặc huyện có các hoạt động đầu tư công và xã không thuộc xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh hoặc huyện nhưng có công trình đầu tư công;

+ Xã có công trình đầu tư vốn Nhà nước và/hoặc được tổ chức quốc tế tài trợ có vốn đối ứng của nhà nước.

- Các tiêu chí chọn thôn mẫu: Thôn có các công trình đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, hoặc được tổ chức quốc tế tài trợ có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu

- Dung lượng mẫu: Nghiên cứu đã chú trọng thu thập thông tin từ 90 hộ hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động đầu tư công tại 2 xã mẫu thuộc huyện Quảng Điền được chọn mẫu làm đại diện. Số hộ hưởng lợi được khảo sát trung bình là 45 hộ/xã. Dựa trên tổng số hộ dân tại huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế là 91.514 hộ (2013), nghiên cứu sẽ sử dụng công thức tính mẫu Slovin: n=N/[N*(e)2+1], trong đó n=cỡ mẫu, N=dân số mẫu (quần thể mẫu), e = sai số chọn mẫu mong muốn; e=1-độ tin cậy) để ước tính cỡ mẫu cho khảo sát hộ dân. Cỡ mẫu ước tính là 90 hộ với mức sai số chọn mẫu mong muốn là 0,1 và có độ tin cậy 90%.

- Tiêu chí chọn mẫu: Hộ được chọn khảo sát là các hộ hưởng lợi trực tiếp từ các công trình đầu tư tại thôn được chọn.

- Cách chọn mẫu:

+ Nghiên cứu đã chọn ra 2 xã ở huyện Quảng Điền: xã điểm XDNTM của tỉnh hoặc huyện có các hoạt động đầu tư công là xã Quảng Phú và không thuộc xã điểm XDNTM của tỉnh hoặc huyện nhưng có nhiều công trình đầu tư công là xã Quảng Công.

+ Sau khi chọn được 2 xã nghiên cứu đã tiến hành chọn tại mỗi xã 02 thôn mẫu đáp ứng tiêu chí là có công trình đầu tư sử dụng vốn Nhà nước và/hoặc được tổ chức quốc tế tài trợ có vốn đối ứng của Nhà nước. Trong đó ở Quảng Phú (thôn Bao La, Nam Phù) và ở Quảng Công (An Lộc, thôn 4).

+ Sau khi đã chọn được 4 thôn mẫu (mỗi xã 02 thôn), nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và mẫu phân tầng để lựa chọn hộ khảo sát. Nghiên cứu sẽ xác định danh sách các hộ dân hưởng lợi trực tiếp các công trình đầu tư công (đã được xác định cụ thể trước) với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cấp xã và thôn.

+ Danh sách các hộ hưởng lợi trực tiếp các công trình đầu tư công đã có các thông tin cơ bản như họ và tên chủ hộ. Từ đó nghiên cứu sẽ tiến hành chọn ngẫu nhiên các hộ hưởng lợi để tiến hành phỏng vấn cấu trúc sử dụng phiếu khảo sát. Tuy nhiên người đại diện các hộ dân trả lời khảo sát đã được chọn dựa vào tiêu chí phân tầng mẫu là giới tính nam và nữ. Nghĩa là số người đại diện hộ trả lời phỏng vấn dự kiến đã chiếm tỷ lệ 50% là nam và 50% là nữ.

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu sẽ được nghiên cứu gồm có 3 nhóm tài liệu:

- Các báo cáo nghiên cứu liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng ở khu vực nông thôn trong cũng như ngoài nước.

- Các văn bản pháp lý liên quan đến các quy định, chính sách đối với giám sát đầu tư cộng đồng cấp quốc gia và địa phương như tỉnh, huyện và xã.

- Các báo cáo và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu và các số liệu thông kê liên quan đến kết quả giám sát các hoạt động đầu tư công của cộng động tại địa bàn nghiên cứu.

2.3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ theo phiếu điều tra đã thiết kế sẵn: + Số lượng người phỏng vấn: đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ, ở 02 xã điều tra để thu thập các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.

+ Nội dung phỏng vấn: thu thập các thông tin về thực trạng giám sát của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, những đánh giá của cộng đồng về Ban giám sát ở thôn, xã và hiệu quả của các hoạt động đầu tư công ở địa phương, hiểu biết và nhận thức của người dân về văn bản pháp lý nhà nước trong giám sát, yếu tố ảnh hưởng đối với việc tham gia trong giám sát.

- Phương pháp thảo luận nhóm:

+ Số nhóm: 02 nhóm, số lượng 10-15 người/1nhóm/1xã để thảo luận

•Nhóm 1 ở cấp xã: các cán bộ chuyên môn của UBND xã, đại diện các đoàn thể quần chúng và thành viên của chủ thể tổ chức giám sát đầu tư công cộng đồng cấp xã (Ban thanh tra Nhân dân hoặc Ban Giám sát xã).

•Nhóm 2 ở cấp thôn: đại diện chính quyền, đoàn thể cấp thôn, chủ thể tổ chức giám sát đầu tư công cộng đồng thôn (Ban Giám sát thôn) và người dân hưởng lợi.

+ Nội dung thảo luận: thông tin khái quát về tình hình thực hiện đầu tư trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cách thức tổ chức giám sát đầu tư

công trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát đầu tư công của cộng đồng, đề xuất kiến nghị đối với UBND xã và huyện về thực hiện giám sát cộng đồng.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

+ Số lượng người được phỏng vấn: phỏng vấn khoảng 10 người trong đó bao gồm cán bộ thôn, đại diện của các tổ chức đoàn thể, đại diện chính quyền và hội đồng nhân dân xã và người dân am hiểu thông tin của các thôn có nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được thực hiện.

+ Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu các thông tin về thực trạng đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu thập thông tin về các hình thức phối hợp trong giám sát và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát đầu tư công của cộng đồng.

2.3.4. Phương pháp xữ lý thông tin, số liệu

- Xữ lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

- Xữ lý thông tin sơ cấp:

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

+ Thông tin định lượng: Xữ lý các số liệu điều tra bằng Excel, SPSS.

2.3.5 Phương pháp phân tích

- Thống kê mô tả: Thống kê mô tả bao gồm các số tuyệt đối, phần trăm, trung bình,... được sử dụng chủ yếu cho các mô tả thực trạng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ hiểu biết và tiếp cận pháp luật của người dân về giám sát, sự tham gia và đánh giá của người dân về giám sát.

- Phương pháp so sánh: Đánh giá và so sánh cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng để thấy được sự khác nhau giữa các xã.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Điền là huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với vị trí địa lý này, huyện Quảng Điền sẽ rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với trung tâm thành phố Huế và các vùng lân cận.

Hình 3.1.Bản đồ huyện Quảng Điền

Toàn huyện được tổ chức theo 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 10 xã. Phía nam của huyện Quảng Điền có sông Bồ chảy ngang qua. Sông Bồ là một phụ lưu quan trọng của Sông Hương, bắt nguồn từ phía đông A Lưới chảy qua địa phận 2 huyện Phong Điền và Hương Trà làm ranh giới phận chia 2 huyện trên, sau đó tiếp tục chảy qua địa phận huyện Quảng Điền rồi đổ vào sông Hương ở ngã ba Sình. Đây là con sông cung cấp nguồn nước ngọt và bồi đắp phù sa cho địa phận của huyện. [24]

3.1.1.2 Địa hình – khí hậu

Quảng Điền là huyện có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên vẫn có một số vùng thấp thường xuyên phải chịu ngập úng vào mùa mưa, làm

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, xói lỡ làm hư hỏng một số tuyến đường giao thông.

Nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên thời tiết ở Quảng Điền tương đối khắc nghiệt, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô nắng nóng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau. [24]

3.1.1.3 Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Quảng Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.307 ha, với tổng chiều dài bờ biển 12 km và vùng đầm phá có diện tích 4.141 ha. Hình thành 3 vùng trọng điểm: vùng sản xuất lúa thuộc lưu vực sông Bồ, vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển:

+ Vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tích hơn 8684 ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm, đời sống cư dân chủ yếu là kinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành...

+ Vùng cát nội đồng, diện tích 4.718 ha, đại bộ phận đất chua phèn, úng ngập về mùa mưa, khô hạn về mùa nắng. Đời sống dân cư chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp một số cây công nghiệp như Quảng Lợi, Quảng Thái....

+ Vùng cát biển, đầm phá với điện tích 2.292 ha, chủ yếu là đất cát trắng, nghèo dinh dưỡng. Đời sống dân cư chủ yếu là ngư nghiệp, người dân còn tận dụng mặt nước sông Bồ để nuôi cá lồng. [25]

- Tài nguyên biển: Quảng Điền có đường bờ biển dài gần 12 km. Nhờ ưu thế địa hình mang lại nên bà con ngư dân thường xuyên bám biển, hàng năm sản lượng khai thác các loại hải sản đạt khoảng 1000 tấn. Trong đó sản lượng xuất khẩu khoảng 7,0 %. Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo để phát triển lĩnh vực nuôi cá nước ngọt trong ao hồ và nuôi bằng lồng trên sông, đến nay toàn huyện đã có 3.840 ha nuôi cá ở ao và 815 lồng thả cá nuôi. [25]

- Tài nguyên rừng: Toàn huyện có 2.368 ha rừng chiếm 2,76% diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)