NHỮNG BẤT CẬP VỀ MẶT PHÁP LÝ TRONG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 102 - 105)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.8. NHỮNG BẤT CẬP VỀ MẶT PHÁP LÝ TRONG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG

CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng được ban hành theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu của GSĐTCCĐ thể hiện ở việc: (1) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng, góp phần bảo đảm đầu tư các công trình đúng mục tiêu, đúng tiến độ và có hiệu quả trên địa bàn các địa phương. (2) Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các việc làm vi phạm quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng, góp phần phòng, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực thuộc công trình được đầu tư, phòng, chống xâm hại lợi ích cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình đầu tư và vận hành (sử dụng) các công trình trên địa bàn.

Về cơ sở pháp lý có rất nhiều văn bản quy định như : Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng được ban hành theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quy chế GSĐTCĐ. Nghị định 47/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng quy định vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, đã trao cho các ban thanh tra nhân dân trách nhiệm giám sát sự thực hiện luật phòng chống tham nhũng không chỉ ở cấp xã mà còn ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp nhà nước, kể cả thông qua việc phát hiện các trường hợp tham nhũng.

Ngoài ra, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở đã trao quyền cho các ban thanh tra nhân dân và các ban giám sát đầu tư công của cộng đồng được tham gia bỏ phiếu bí mật để đánh giá các cán bộ lãnh đạo xã và giám sát mọi hoạt động của chính quyền ở cấp xã thuộc phạm vi dân chủ cơ sở, ví dụ như: ngân sách của xã, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, các quy hoạch sử dụng đất và dự thảo quy hoạch, dự thảo các kế hoạch đền bù tái định cư, các dự án đầu tư,...

Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho thấy, trong thực tế hoạt động GSĐTCĐ có một số bất cập về mặt pháp lý chủ yếu như sau:

- Thực tế nhiều nội dung trong quy chế giám sát của cộng đồng rất khó thực hiện bởi BGSĐTCCĐ kiến thức chuyên môn còn hạn chế, không đảm đương hết những công việc trong QĐ 80 và TT04 chẳng hạn như quy hoạch đất đai, vệ sinh môi trường, đọc bản vẽ thiết kế…

- Trong các văn bản pháp lý chưa đề cập đến kế hoạch nâng cao năng lực cho BGSĐTCCĐ. Mặc dù công việc giám sát rất phức tạp nhưng các BGSĐTCCĐ vẫn chưa có kế hoạch xây dựng kỹ năng và kiến thức, cũng như ngân sách phân bổ cho hoạt động của BGSĐTCCĐ vẫn còn rất khiêm tốn.

- Hiện tại các Ban thanh tra nhân dân và BGSĐTCCĐ chưa phải là những tổ chức độc lập nên trách nhiệm và quyền hạn vẫn còn chồng chéo lên nhau. Ở cấp xã các ban tổ chức thông thường nằm trong Mặt trận Tổ quốc chịu sự chi phối của tổ chức này.

- Chưa có quy định cụ thể và chế tài rõ ràng quy định về sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể với nhau vì có một số công việc chỉ có lãnh đạo xã biết mà các chi hội đoàn thể lại không nắm được thông tin, khi công trình được xây dựng thì ban ngành, đoàn thể được yêu cầu đi giám sát nhưng không biết mình giám sát cái gì, giám sát như thế nào.

- Quyền lợi của các thành viên tham gia BGSĐTCCĐ chưa được phân định rõ ràng, chưa có chế độ khen thưởng, xử phạt cụ thể để khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia có trách nhiệm của họ.

- Chế tài về xử phạt chủ đầu tư, chủ thầu, đơn vị thi công không cung cấp thông tin, cố tình trì hoãn hoặc không thực hiện các phản ảnh của BGSĐTCCĐ chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý. Đồng thời, chế tài xử phạt đối với những hành vi đe dọa, trù dập, trả thù những người tố cáo, phản ảnh các sai phạm trong quá trình thực hiện các đầu tư công cũng chưa được quy định cụ thể.

- Theo thông tư liên tịch số 04/2006 thì kinh phí cho hoạt động của ban thanh tra nhân dân là 2 triệu đến 3 triệu đồng/ năm, của ban giám sát đầu tư cộng đồng là 5 triệu đồng/năm. Với mức này cho thấy kinh phí cho hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng rất eo hẹp. Có nhiều cán bộ rất tận tâm, trách nhiệm với công việc nhưng do thiếu kinh phí hoạt động nên muốn tổ chức làm việc gì cũng khó thực hiện.

- Nhiệm kỳ hoạt động của BGSĐTCCĐ là 02 năm nhưng thực tế cho thấy, BGSĐTCCĐ chỉ thành lập khi có công trình xây dựng cần giám sát và UBMTTQ xã sẽ cử thành viên của mặt trận giữ vai trò là Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng và khi công trình kết thúc thì BGSĐTCCĐ cũng không còn hoạt động. Vì thế, nếu quy định nhiệm kỳ của BGSĐTCĐ thời hạn là 02 năm sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, điều hành của UBMTTQ xã bởi thời gian nhiệm kỳ của UBMTTQ xã là 05 năm. Do đó, để đảm bảo nhân sự và sự chỉ đạo tập trung cùng thống nhất một nhiệm kỳ của UBMTTQ xã và BGSĐTCCĐ.

- Ở thôn có rất nhiều công trình nhỏ và giám sát chính đó là BGSĐTCCĐ thôn nhưng vẫn chưa có những quy định cụ thể về hình thức xử phạt, chế tài cho BGSĐTCCĐ thôn thực hiện công việc. Mặc khác việc thành lập BGSĐTCCĐ thôn vẫn chưa có quy định pháp lý về tiêu chí, số lượng, thành phần tham gia giám sát.

- Nhiệm vụ thực hiện giám sát đầu tư công của cộng đồng rất khó khăn và phức tạp nhưng kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ vẫn còn ít ỏi, không đủ điều kiện để duy trì các hoạt động GSĐTCCĐ ở địa phương.

Tóm lại, mặc dù có những văn bản pháp luật quy định cụ thể rõ ràng về giám sát đầu tư công cộng đồng. Nhưng thực tế việc thực hiện vẫn còn nhiều bất cập hoặc có những nội dung chưa được đề cập trong các văn bản pháp lý làm cho BGSĐTCCĐ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Do đó, nhà nước cần phải bổ sung quy định của pháp luật về giám sát đầu tư công và thường xuyên tập huấn về kỹ năng giám sát, trang bị kiến thức pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định khác của pháp luật có liên quan cho thành viên của BGSĐTCCĐ.

3.9 CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)