3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.9.2 Giải pháp do lãnh đạo chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp và BGSĐTCCĐ
BGSĐTCCĐ đề xuất
Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cán bộ địa phương cho thấy, chính quyền địa phương rất quan tâm đến hoạt động giám sát và mong muốn cải thiện những hoạt động GSĐTCCĐ tại địa phương. Các giải pháp đề xuất bao gồm:
- Tập trung vào việc tăng kinh phí hoạt động cho BGSĐTCCĐ bởi hiện tại BGSĐTCCĐ hưởng mức thù lao rất thấp, với cán bộ kiêm nhiệm thì không có thù lao nên tần suất tham gia vào giám sát cũng ít, hạn chế do đó cần tăng thêm kinh phí hoạt động.
- Cần cung cấp thông tin và nâng cao năng lực cho BGSĐTCCĐ bởi BGSĐTCCĐ thực hiện công việc rất nặng nhọc, khó khăn và rất nhiều nội dung cần phải giám sát nhưng thực tế kiến thức và kỹ năng của Ban giám sát vẫn còn hạn chế,
tiếp cận thông tin giám sát với nhà thầu, chủ đầu tư còn gặp khó khăn nên cần phải cung cấp thêm thông tin và nâng cao năng lực cho BGSĐTCCĐ.
- Cần bổ sung, tăng quyền hạn cho các BGSĐTCCĐ bởi hiện tại BGSĐTCCĐ vẫn chưa thể thực hiện hết quyền hạn và chức năng của mình bởi vẫn còn phụ thuộc vào cơ quan và chính quyền cấp cao.
- Cần đưa ra quy chế hoạt động, vai trò trách nhiệm cụ thể của BGSĐTCCĐ và chế độ thưởng phạt. Hiện tại BGSĐTCCĐ hoạt động nhưng chế độ thưởng phạt vẫn còn chưa rõ ràng, làm tốt hay không tốt cũng không có chế độ thưởng phạt cụ thể để nâng cao trách nhiệm và thái độ làm việc của BGSĐTCCĐ.
Ngoài ra còn có một số ý kiến khác như lập hồ sơ lưu trữ về hoạt động GSĐTCCĐ, xử lý nghiêm các hành vi đe dọa, trả thù, trù dập, tăng cường biện pháp tiếp nhận và phản hồi, xử lý các phản ảnh, cần thông báo những kết quả khiếu nại phản ảnh lại cho người dân biết.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ