Các bước thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng tại huyện Quảng Điền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 58 - 60)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1 Các bước thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng tại huyện Quảng Điền

Việc thành lập BGSĐTCCĐ đóng một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, huyện Quảng Điền đã triển khai thực hiện thành lập BGSĐTCCĐ ở cấp xã và thôn. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các xã đã thành lập BGSĐTCCĐ theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg và Quyết định 1231/2013/QĐ-UBND, cụ thể như sau:

- Đối với cấp xã hiện có 2 hình thức tổ chức giám sát đầu tư công của cộng đồng: (1) Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng làm nhiệm vụ chuyên trách giám sát tất cả các công trình đầu tư công trên địa bàn xã và do UBMTTQ xã trực tiếp chỉ đạo;

(2) Ban thanh tra xã kiêm nhiệm giám sát đầu tư công của cộng đồng, ngoài chức năng nhiệm vụ chính theo quy định của pháp luật ban thanh tra xã còn thực hiện nhiệm vụ giám sát các công trình đầu tư công do HĐND xã trực tiếp chỉ đạo;

- Đối với cấp thôn hiện cũng có 2 hình thức tổ chức giám sát đầu tư công của cộng đồng:

(1) Ban phát triển xây dựng nông thôn mới tại các thôn chỉ đạo thành lập Ban/Tổ giám sát đầu tư của cộng đồng cấp thôn khi có công trình đầu tư công triển khai trên địa bàn thôn. khi kết thúc công trình ban/tổ này sẽ giải tán;

(2) Không thành lập Ban/Tổ giám sát đầu tư công của cộng đồng cấp thôn mà Ban phát triển xây dựng nông thôn mới ở các thôn trực tiếp giám sát các công trình đầu tư công tại thôn.

3.2.1.1 Các bước thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng xã

Tất cả các xã đều dựa theo quyết định 80/2005/QĐ-TTg và Quyết định 1231/2013/QĐ-UBND tỉnh để thành lập Ban giám sát. Quá trình thành lập Ban giám sát tuân theo trình tự các bước của văn bản quy định như sau:

Bước 1: UBMTTQ xã tổ chức họp với ban thường vụ để thảo luận về việc thành lập ban giám sát đầu tư cộng đồng xã, nội dung bao gồm: Bàn bạc thảo luận những văn bản luật của nhà nước về công tác giám sát đầu tư công của cộng đồng (nội dung, hoạt động, quy định…); Sau đó thường vụ UBMTTQ sẽ chuẩn bị một đề cán bao gồm nhân sự, kinh phí, số lượng thành viên, tiêu chí lựa chọn, quy chế hoạt động của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng.

Bước 2: UBMTTQ sau khi bàn bạc và thảo luận sẽ gửi đề nghị thành lập BGSĐTCCĐ xã đến lãnh đạo UBND xã và Đảng ủy; Sau khi nhận đơn đề nghị của UBMTTQ xã thì UBND và Đảng ủy xem xét và chỉ đạo chủ tịch UBMTTQ xã ra

Bước 3: Sau khi có quyết định thành lập, Ban giám sát đầu tư công cộng đồng xã tổ chức phiên họp đầu tiên để phân công nhiệm vụ và triển khai hoạt động theo kế hoạch.

3.2.1.2 Các bước thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn

Đối với cấp thôn, kết quả khảo sát cho thấy không có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về việc thành lập các Ban giám sát đầu tư công cộng đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng không có chỉ đạo về việc thành lập BGSĐTCĐ thôn, mà giao cho xã tự quyết và căn cứ tình hình thực tế của địa phương để thành lập BGSĐTCCĐ thôn. Vì vậy, việc thành lập Ban giám sát thôn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của thôn, chủ yếu sau khi có các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thôn thì lúc đó ở thôn mới bắt đầu thành lập BGSĐTCCĐ thôn. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát ở hai điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy việc thành lập Ban giám sát cũng có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với xã Quảng Công ngay khi có công trình triển khai trên địa bàn thôn Ban phát triển xây dựng nông thôn mới tổ chức họp người dân tại thôn và đề nghị thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thôn. Việc thành lập BGSĐTCCĐ thôn không có tiến hành tổ chức bầu chọn thành viên tham gia từ phía người dân mà chỉ có họp dân và thông qua thành phần của BGSĐTCCĐ thôn. Thành phần tham gia chủ yếu trong BGSĐTCCĐ thôn là Trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn, và đặc biệt là những cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, số lượng thành viên của BGSĐTCCĐ thôn từ 3-5 người.

Đối với xã Quảng Phú có 2 cách thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn. Cụ thể như sau:

- Cách thứ 1: Ngay sau khi có công trình đầu tư xây dựng tại thôn, lúc này trong 10 người của Ban phát triển thôn sẽ cử ra 4 thành viên thường trực tham gia làm thành viên của BGSĐTCCĐ thôn, thành phần tham gia bao gồm: Bí thư, Trưởng thôn, mặt trận thôn và 1 đại diện đoàn thể có thể (Công an, Thôn đội (Quân sự), Thanh niên, phụ nữ, nông dân...). Tuy nhiên, việc lựa chọn 1 cán bộ đoàn thể tham gia vào thành phần BGSĐTCCĐ thôn phải căn cứ vào hoạt động giám sát, cũng như công trình nào đang xây dựng tại địa phương, chẳng hạn việc giám đầu tư công trình phục vụ sản xuất thì kết hợp với nông dân; Vận động giải phóng mặt bằng thì kết hợp với công an thôn…

- Cách thứ 2: Khi có công trình đầu tư xây dựng tại thôn thì Ban phát triển thôn sẽ tiến hành họp toàn thôn và đề xuất phương án bầu chọn và thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn. Thành phần chính của BGSĐTCCĐ thôn chỉ có 3 thành viên là người dân trong thôn (không nằm trong lãnh đạo thôn) đáp ứng những tiêu chí như có kinh tế vững vàng trong thôn, có trình độ văn hóa và nhiệt tình với công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)